Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học CĐ nghề Tây Sài Gòn

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Nội dung quan trọng nhất trong văn bản "Nhận đường" (Nguyễn Đình Thi) là gì?

A:

Khẳng định giá trị của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống.

B:

Đề cao vai trò của quan điểm nghệ thuật trong sáng tác.

C:

Khẳng định văn nghệ sĩ phải phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc.

D:

Ngợi ca những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: C

2.

Bản Tuyên ngôn Độc lập có thể chia thành mấy phần?  

A:

Tác phẩm chia làm bốn phần

B:

Tác phẩm chia làm năm phần

C:

Tác phẩm chia làm hai phần

D:

Tác phẩm chia làm ba phần

Đáp án: D

3.

Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là:

A:

Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.

B:

Căm thù giặc Pháp.

C:

Sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.

D:

Cần cù, chịu khó trong lao động.

Đáp án: C

4.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:

A:

Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.

B:

Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu

C:

Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.

D:

Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.

Đáp án: C

5.

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A:

Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

B:

Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

C:

Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp

D:

Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Đáp án: D

6.

Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ước muốn được "Thành trăm con sóng nhỏ"?

A:

Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực trước giới hạn của con người.

B:

Ước muốn thành con sóng để trốn đi kiếp người đau khổ.

C:

Ước muốn của người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.

D:

Ước muốn viễn vông, phi thực tế.

Đáp án: C

7.

Bài thơ "Đất nước" thể hiện những cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về:

A:

vẻ đẹp mùa thu Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

B:

vẻ đẹp mùa thu Việt Bắc trong hiện tại miền Bắc giành được độc lập.

C:

đất nước Việt Nam hiền hòa, đau thương nhưng quật khởi, hào hùng trong kháng chiến.

D:

tội ác tày trời của kẻ thù và sức vùng dậy quật khởi của nhân dân ta.

Đáp án: C

8.

Trong Rừng xà nu, Dít - em gái Mai, đã trưởng thành nhanh chóng trong những ngày chống Mĩ sôi động. Điều đó được thể hiện ở:

A:

giống Mai ở cặp mắt đen láy, mở to.

B:

trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội.

C:

cứ sẩm tối lại bò theo máng nước, đem gạo ra rừng, tiếp tế cho Tnú và đám thanh niên. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: B

9.

Tựa đề Vợ nhặt gợi ra cho chúng ta điều gì?

A:

Hình ảnh một người đàn ông may mắn.

B:

Môt tình huống truyện độc đáo.

C:

Hình ảnh một người đàn bà rách rưới.

D:

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Đáp án: B

10.

Điểm nào sau đây không nằm trong những biểu hiện của tính dân tộc về mặt nội dung ở bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

A:

Thể hiện sự tiếp thu và phát triển các thể thơ cũng như bút pháp nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc.

B:

Bài thơ thể hiện được truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.

C:

Phác họa được chiến công oai hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp.

D:

Thể hiện được hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc thật tươi đẹp.

Đáp án: A

11.

Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:

A:

Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.

B:

Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.

C:

Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.

D:

Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.

Đáp án: C

12.

Có thể cho rằng "Việt Bắc là khúc hùng ca, khúc tình ca về Cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến" vì bài thơ đã:

A:

miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong kháng chiến.

B:

ghi lại chặng đường Cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là tình nghĩa gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân đất nước.

C:

ca ngợi Cách mạng, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và tình nghĩa của nhân dân Việt Bắc.

D:

 thể hiện sâu sắc tình nghĩa thủy chung giữa người cán bộ Cách mạng với nhân dân Việt Bắc.

Đáp án: B

13.

Phương án nào không nêu đúng nội dung của các tác phẩm văn chính luận của được Nguyễn Ái Quốc sáng tác trong những thập niên đầu thế kỉ XX khi Bác hoạt động ở nước ngoài?

A:

Thể hiện rõ ý chí đấu tranh, đoàn kết thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập tự do của dân tộc.

B:

Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa.

C:

Kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân xâm lược

D:

Đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho các dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Đáp án: A

14.

Khổ thơ:
"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"
                                          (Sóng - Xuân Quỳnh)
thể hiện nét tâm trạng của người phụ nữ đang yêu là:

A:

Bất lực.

B:

Lo âu, băn khoăn

C:

Giận dỗi.

D:

Thừa nhận tình yêu cũng bí ẩn như sóng biển, gió trời vậy.

Đáp án: D

15.

Tập thơ nào sau đây không phải của Xuân Quỳnh?

A:

Hoa trên đá.

B:

Gió Lào cát trắng.

C:

Tự hát.

D:

Hoa dọc chiến hào.

Đáp án: A

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59