Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Năng khiếu Đại học Tân Tạo

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Hiểu như thế nào là phù hợp nhất với đối tượng trữ tình mà nhà thơ gọi là "anh" ở hai khổ thơ đầu trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên?

A:

Những con người đi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.

B:

Đó chính là nhà thơ.

C:

Những con người đi trên chuyến tàu hỏa về Tây Bắc.

D:

Cách phân đôi của chủ thể trữ tình, tự đối thoại dưới hình thức như lời thuyết phục người khác.

Đáp án: D

2.

Trong Rừng xà nu, Dít - em gái Mai, đã trưởng thành nhanh chóng trong những ngày chống Mĩ sôi động. Điều đó được thể hiện ở:

A:

giống Mai ở cặp mắt đen láy, mở to.

B:

trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội.

C:

cứ sẩm tối lại bò theo máng nước, đem gạo ra rừng, tiếp tế cho Tnú và đám thanh niên. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: B

3.

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.

Question 24:

A:

opponent

B:

compose

C:

podium

D:

advocate

Đáp án: D

Đáp án D

Kiến thức: Phát âm “-o”

Giải thích:

opponent /ə'pəʊnənt/ podium /'pəʊdiəm/

compose /kəm'pəʊz/ advocate /'ædvəkeit/

Phần gạch chân câu D được phát âm là /ə/ còn lại là /əʊ/

4.

Khổ thơ:
"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"
                                          (Sóng - Xuân Quỳnh)
thể hiện nét tâm trạng của người phụ nữ đang yêu là:

A:

Bất lực.

B:

Lo âu, băn khoăn

C:

Giận dỗi.

D:

Thừa nhận tình yêu cũng bí ẩn như sóng biển, gió trời vậy.

Đáp án: D

5.

Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào năm nào?

A:

1946.

B:

1945.

C:

1947.

D:

1948.

Đáp án: C

6.

Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:

A:

hiện thực

B:

lãng mạn

C:

trào lộng

D:

châm biếm, mỉa mai

Đáp án: B

7.

Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?

A:

"Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.

B:

Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.

C:

Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.

D:

Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.

Đáp án: C

8.

Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

A:

Văn nhật dụng.

B:

Văn chính luận.

C:

Tuyên ngôn.

D:

Truyện.

Đáp án: B

9.

Nét đẹp nổi bật đáng trân trọng ở bà cụ Tứ ("Vợ nhặt" của Kim Lân) là:

A:

chịu thương chịu khó.

B:

cần mẫn lao động.

C:

nhân hậu, giàu tình thương yêu.

D:

giản dị, chất phác

Đáp án: C

10.

Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm tiêu biểu cho giọng thơ nào sau đây:

A:

Trữ tình - Chính trị.

B:

Trữ tình - Triết lý.

C:

Trữ tình - Chính luận.

D:

Trữ tình - lãng mạn.

Đáp án: C

11.

Trong truyện ngắn "Rừng xà nu", từ chủ đề, cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, tới giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm đều được bao trùm  bởi khuynh hướng sáng tác nào?

A:

Lãng mạn

B:

Hiện thực

C:

Sử thi

D:

Siêu thực

Đáp án: C

12.

Nhà thơ Quang Dũng sinh năm:

A:

1923.

B:

1921.

C:

1925.

D:

1920.

Đáp án: B

13.

Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng thuộc thể loại:

A:

Truyện ngắn

B:

Hồi kí

C:

Phóng sự

D:

Bút kí- tùy bút.

Đáp án: D

14.

Truyện ngắn "Rừng xà nu" được sáng tác:

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp

B:

Năm 1955 khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam

C:

Năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam

D:

Năm 1971, thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đáp án: C

15.

Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về A Phủ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài):

A:

A Phủ là người yêu của Mị.

B:

A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa.

C:

A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.

D:

A Phủ mồ côi, nghèo khổ và không thể lấy vợ.

Đáp án: A

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1017 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59