Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học TC nghề Đức Hòa

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Muốn tóm tắt một văn bản chính luận cần:

A:

nêu rõ luận đề cùng các luận điểm chính bằng lời văn ngắn gọn.

B:

nêu rõ luận đề bằng lời văn ngắn gọn, súc tích

C:

nêu rõ luận điểm chính và các luận cứ tiêu biểu

D:

nêu được nội dung cơ bản một cách ngắn gọn.

Đáp án: A

2.

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?

A:

1914.

B:

1913.

C:

1911.

D:

1912.

Đáp án: C

3.

Cốt truyện của "Rừng xà nu" kể về:

A:

Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.

B:

Cuộc đời của Tnú.

C:

Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.

D:

Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman đan cài vào nhau.

Đáp án: D

4.

Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?

A:

Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.

B:

Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.

C:

Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.

D:

Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.

Đáp án: D

5.

Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở:

A:

Quy Nhơn.

B:

Thanh Hóa.

C:

Quảng Trị.

D:

Quảng Bình.

Đáp án: C

6.

Hai câu thơ "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) gợi ra những suy tưởng nào sau đây?

A:

"Đất" mang tâm hồn cố nhân. 

B:

Từ vật chất, thô sơ (đất) đã huyển hóa thành tinh thần, cao quý (tâm hồn).

C:

"Đất" trở thành một phần tâm hồn ta.

D:

Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

7.

Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:

A:

Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.

B:

Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.

C:

Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.

D:

Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.

Đáp án: C

8.

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

A:

Nhớ người yêu. 

B:

Nhớ cha mẹ.

C:

Nhớ bạn bè. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

9.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản nào:

A:

Tính trừu tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

B:

Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

C:

Tính truyền cảm, tính tượng hình, tính tượng thanh.

D:

Tính tượng hình, tính tượng thanh, tính biểu cảm.

Đáp án: B

10.

Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:

A:

mắt sáng lên lấp lánh.

B:

cười.

C:

hát khe khẽ.

D:

nói luôn miệng.

Đáp án: B

11.

Bài thơ Tiếng hát con tàu được rút ra từ tập thơ:

A:

Điêu tàn.

B:

Ánh sáng và phù sa.

C:

Những bài thơ đánh giặc.

D:

Hái theo mùa.

Đáp án: B

12.

Từ nào sau đây được nhà văn dùng để chỉ người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân?

A:

Cô ấy

B:

Mụ ấy

C:

Bà ta

D:

 Thị

Đáp án: D

13.

Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có 4 nhân vật quan trọng nổi lên trên nền cảnh hùng vĩ nghiêm trang, đó là các nhân vật: cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng. Bốn nhân vật đó được sắp xếp theo chủ đích nào sau đây?

A:

Là những nhân vật có quan hệ huyết thống với nhau: Cụ Mết là cha của Tnú; Tnú là anh trai Dít; bé Heng là con trai Tnú. Qua đó thể hiện cả gia đình đánh giặc, bước cha trước, bước con sau.

B:

Là bốn nhân vật chính trong truyện, có ảnh hưởng tới diễn biến cốt truyện

C:

Là những nhân vật cùng một thế hệ tiêu biểu, đại diện cho con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.

D:

Là ba thế hệ trong cuộc kháng chiến: cụ Mết là hiện thân cho thế hệ đi trước, mang dáng dấp của người phán truyền; Tnú, Dít là đại diện cho thế hệ hiện tai, kiên cường bất khuất; bé Heng là đại diện cho tương lai cách mạng, vừa lì lợm vừa sắc sảo, nối tiếp truyền thống của thế hệ cha anh

Đáp án: D

14.

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A:

Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

B:

Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

C:

Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp

D:

Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Đáp án: D

15.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được in trong tập thơ:

A:

Lời ru trên mặt đất.

B:

Hoa cỏ may.

C:

Hoa dọc chiến hào.

D:

Tơ tằm - Chồi biếc.

Đáp án: C

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1017 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59