Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học TT.GDTX&KTTH-HN Đức Hoà

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

A:

"nhân đạo và chính nghĩa".

B:

"dân chủ và tiến bộ xã hội".

C:

"luật pháp và công lí".

D:

"lẽ phải và công lí".

Đáp án: A

2.

Dòng nào không nêu đúng biểu hiện của tính chất dân gian trong bài thơ Việt Bắc?

A:

Bài thơ sử dụng thể thơ truyền thống thường thấy trong các bài ca dao.

B:

Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.

C:

Lối đối đáp cùng với cặp đại từ "Mình - Ta" làm nổi bật cuộc giao tiếp tình tứ giữa các nhân vật trữ tình.

D:

Sử dụng rộng rãi và linh hoạt các câu ca dao tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian.

Đáp án: D

3.

Cảm hứng của tùy bút Sông Đà được khơi gợi từ:

A:

hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc.

B:

thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.

C:

hình ảnh con sông Đà.

D:

hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.

Đáp án: D

4.

Hình ảnh trong câu thơ: "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" là hình ảnh của:

A:

Người yêu trong tâm tưởng, mong nhớ của lính Tây Tiến.

B:

Các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.

C:

"Dáng Kiều thơm" của những kiều nữ Hà Nội chập chờn hiện về trong "đêm mơ" của lính Tây Tiến.

D:

Người sơn nữ mà tình cờ lính Tây Tiến gặp được trên đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc.

Đáp án: B

5.

Phương án nào không nêu đúng mối quan hệ của Việt Nam với Pháp và vai trò của Pháp ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 được Hồ Chí Minh nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập?

A:

Tuyên bố xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam.

B:

Tuyên bố xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

C:

Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp

D:

Tuyên bố chấm dứt sự có mặt của Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án: D

6.

Năm sinh, năm mất của nhà thơ Chế Lan Viên là năm nào sau đây?

A:

1924 - 1985.

B:

1920 - 1985.

C:

1922 - 1989.

D:

1920 - 1989.

Đáp án: D

7.

Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

A:

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.

B:

Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.

C:

Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

D:

Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Đáp án: B

8.

Tựa đề Vợ nhặt gợi ra cho chúng ta điều gì?

A:

Hình ảnh một người đàn ông may mắn.

B:

Môt tình huống truyện độc đáo.

C:

Hình ảnh một người đàn bà rách rưới.

D:

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Đáp án: B

9.

Có vợ, nhưng chỉ là "vợ nhặt", lại trong cảnh đói khát đe dọa, Tràng có tâm trạng:

A:

có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu vẫn là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, lâng lâng hạnh phúc.

B:

hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ này về làm vợ.

C:

xấu hổ vì không có tiền để làm lễ cưới xin theo phong tục

D:

lo sợ không nuôi nổi nhau.

Đáp án: A

10.

Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?

A:

"Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.

B:

Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.

C:

Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.

D:

Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.

Đáp án: C

11.

Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?

A:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

B:

Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

C:

Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

D:

Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

Đáp án: A

12.

Bài thơ "Đất nước" thể hiện những cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về:

A:

vẻ đẹp mùa thu Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

B:

vẻ đẹp mùa thu Việt Bắc trong hiện tại miền Bắc giành được độc lập.

C:

đất nước Việt Nam hiền hòa, đau thương nhưng quật khởi, hào hùng trong kháng chiến.

D:

tội ác tày trời của kẻ thù và sức vùng dậy quật khởi của nhân dân ta.

Đáp án: C

13.

Điểm nào sau đây không nằm trong những biểu hiện của tính dân tộc về mặt nội dung ở bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

A:

Thể hiện sự tiếp thu và phát triển các thể thơ cũng như bút pháp nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc.

B:

Bài thơ thể hiện được truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.

C:

Phác họa được chiến công oai hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp.

D:

Thể hiện được hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc thật tươi đẹp.

Đáp án: A

14.

Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu là:

A:

Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.

B:

Kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống với nhau giữa người các bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.

C:

Khuyên người về chớ quên cảnh và tình của núi rừng, con người Việt Bắc.

D:

Gợi những kỉ niệm trong lòng người về, đồng thời gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình bằng cách dùng hàng loạt câu hỏi.

Đáp án: D

15.

Câu thơ: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng diễn tả:

A:

Khát khao mãnh liệt được trở về gặp mặt người yêu của người lính.

B:

Một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người lính trẻ thủ đô hào hoa, mơ mộng.

C:

Sự yếu lòng của người lính Tây Tiến khi làm nhiệm vụ ở vùng biên cương hẻo lánh, luôn nhung nhớ về dáng hình người yêu.

D:

Tâm trạng xót thương cho người yêu đang mòn mỏi đợi chờ của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

Đáp án: B

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1017 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59