Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học TT.GDTX&KTTH-HN Tân Thạnh

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Nội dung quan trọng nhất trong văn bản "Nhận đường" (Nguyễn Đình Thi) là gì?

A:

Khẳng định giá trị của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống.

B:

Đề cao vai trò của quan điểm nghệ thuật trong sáng tác.

C:

Khẳng định văn nghệ sĩ phải phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc.

D:

Ngợi ca những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: C

2.

Chân lí rút ra từ Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là gì?

A:

Với lòng nhiệt tình cách mạng, với tình yêu quê hương, làng bản và gia đình tha thiết cũng như ý chí căm hờn tột độ với quân thù, những người anh hùng sẽ trở thành toàn năng.

B:

Khi kẻ thù đã dùng bạo lực để khủng bố ý chí đấu tranh của chúng ta thì ta cũng phải biết đáp lại bằng bạo lực cách mạng, “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

C:

Tình yêu gia đình là phẩm chất không thể thiếu được của một người anh hùng, trong hoàn cảnh chiến tranh, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch.

D:

Dân làng Xô-man tuy nằm trong cái tầm nã của đại bác nhưng ý chí cách mạng ở họ không bom đạn nào dập vùi cho được

Đáp án: B

3.

Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:

A:

hiện thực

B:

lãng mạn

C:

trào lộng

D:

châm biếm, mỉa mai

Đáp án: B

4.

Truyện ngắn "Rừng xà nu" được sáng tác:

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp

B:

Năm 1955 khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam

C:

Năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam

D:

Năm 1971, thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đáp án: C

5.

Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?

A:

"Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.

B:

Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.

C:

Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.

D:

Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.

Đáp án: C

6.

Dòng nào sau đây không góp phần tạo ra hiệu quả trong quá trình phát biểu theo chủ đề?

A:

Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp cho việc phát biểu.

B:

Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.

C:

Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.

D:

Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc

Đáp án: A

7.

Địa danh nào không được nhắc tới trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

A:

Châu Mộc

B:

Mường Hịch

C:

Nà Ngần

D:

Pha Luông

Đáp án: C

8.

Tập thơ nào sau đây không phải của Xuân Quỳnh?

A:

Hoa trên đá.

B:

Gió Lào cát trắng.

C:

Tự hát.

D:

Hoa dọc chiến hào.

Đáp án: A

9.

Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

A:

Chỉ một con vật ngoài biển.

B:

Chỉ một đồ vật trong nhà.

C:

Không có ý nghĩa gì.

D:

Chỉ sự liên tiếp.

Đáp án: B

10.

Bản Tuyên ngôn Độc lập có thể chia thành mấy phần?  

A:

Tác phẩm chia làm bốn phần

B:

Tác phẩm chia làm năm phần

C:

Tác phẩm chia làm hai phần

D:

Tác phẩm chia làm ba phần

Đáp án: D

11.

Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm tiêu biểu cho giọng thơ nào sau đây:

A:

Trữ tình - Chính trị.

B:

Trữ tình - Triết lý.

C:

Trữ tình - Chính luận.

D:

Trữ tình - lãng mạn.

Đáp án: C

12.

Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?

A:

Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.

B:

Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.

C:

Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.

D:

Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.

Đáp án: D

13.

Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:

A:

mắt sáng lên lấp lánh.

B:

cười.

C:

hát khe khẽ.

D:

nói luôn miệng.

Đáp án: B

14.

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?

A:

1914.

B:

1913.

C:

1911.

D:

1912.

Đáp án: C

15.

Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở:

A:

Quy Nhơn.

B:

Thanh Hóa.

C:

Quảng Trị.

D:

Quảng Bình.

Đáp án: C

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1017 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59