Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT chuyên Long An

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Cốt truyện của "Rừng xà nu" kể về:

A:

Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.

B:

Cuộc đời của Tnú.

C:

Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.

D:

Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman đan cài vào nhau.

Đáp án: D

2.

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?

A:

Ngày 7/5/1954, trong niềm vui của chiến thắng Điện Biên Phủ.

B:

Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Bác Hồ cùng các cơ quan Đảng và Chính Phủ chuyển lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc.

C:

Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. 

D:

Tháng 7/1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng.

Đáp án: C

3.

Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:

A:

Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.

B:

Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.

C:

Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.

D:

Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.

Đáp án: C

4.

Bút pháp tiêu biểu của bài thơ Tây Tiến là:

A:

Trào phúng.

B:

Hiện thực.

C:

Lãng mạn.

D:

Ước lệ

Đáp án: C

5.

Nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu thể hiện tính sử thi đậm nét nhất?

A:

Mai.

B:

Cụ Mết.

C:

Heng.

D:

Tnú.

Đáp án: B

6.

Hiểu như thế nào là đúng nhất về tâm trạng của Xuân Quỳnh trong khổ thơ sau:
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa"
                 (Sóng)

A:

Một thoáng lo âu nhưng là để thúc đẩy một cách ứng xử tích cực: sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để thắng được cái hữu hạn của thời gian đời người.

B:

Thoáng lo âu khi nhận thức được sự hữu hạn của thời gian đời người.

C:

Buồn bã cho kiếp người hữu hạn nhỏ nhoi, thèm được như biển kia trường tồn mãi mãi.

D:

Bình thản, chấp nhận quy luật vận động của thời gian.

Đáp án: A

7.

Hai chữ "về đất" trong câu: "Áo bào thay chiếu anh về đấtkhông gợi ý liên tưởng nào sau đây?

A:

Sự thanh thản, ung dung của người lính sau khi đã tận trung với nước.

B:

 Cách nói giảm để tránh sự đau thương.

C:

Sự hi sinh âm thầm không ai biết đến.

D:

Sự hi sinh của người lính là hóa thân vào non sông đất nước.

Đáp án: C

8.

Chân lí rút ra từ Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là gì?

A:

Với lòng nhiệt tình cách mạng, với tình yêu quê hương, làng bản và gia đình tha thiết cũng như ý chí căm hờn tột độ với quân thù, những người anh hùng sẽ trở thành toàn năng.

B:

Khi kẻ thù đã dùng bạo lực để khủng bố ý chí đấu tranh của chúng ta thì ta cũng phải biết đáp lại bằng bạo lực cách mạng, “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

C:

Tình yêu gia đình là phẩm chất không thể thiếu được của một người anh hùng, trong hoàn cảnh chiến tranh, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch.

D:

Dân làng Xô-man tuy nằm trong cái tầm nã của đại bác nhưng ý chí cách mạng ở họ không bom đạn nào dập vùi cho được

Đáp án: B

9.

Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?

A:

"Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.

B:

Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.

C:

Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.

D:

Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.

Đáp án: C

10.

Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

A:

kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.

B:

 "Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam."

C:

khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

D:

khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Đáp án: C

11.

Hai câu thơ "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) gợi ra những suy tưởng nào sau đây?

A:

"Đất" mang tâm hồn cố nhân. 

B:

Từ vật chất, thô sơ (đất) đã huyển hóa thành tinh thần, cao quý (tâm hồn).

C:

"Đất" trở thành một phần tâm hồn ta.

D:

Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

12.

Dòng nào sau đây không góp phần tạo ra hiệu quả trong quá trình phát biểu theo chủ đề?

A:

Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp cho việc phát biểu.

B:

Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.

C:

Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.

D:

Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc

Đáp án: A

13.

Năm sinh, năm mất của nhà thơ Chế Lan Viên là năm nào sau đây?

A:

1924 - 1985.

B:

1920 - 1985.

C:

1922 - 1989.

D:

1920 - 1989.

Đáp án: D

14.

Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên được sáng tác vào thời điểm cụ thể nào sau đây?

A:

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).

B:

Trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

C:

Trong thời kì có cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960.

D:

Trong thời gian nhà thơ đi thực tế ở Tây Bắc.

Đáp án: C

15.

Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở:

A:

Quy Nhơn.

B:

Thanh Hóa.

C:

Quảng Trị.

D:

Quảng Bình.

Đáp án: C

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1017 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59