Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Văn học THPT Nguyễn Trường Tộ

Cập nhật: 30/06/2020

1.

Năm sinh năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là:

A:

1942 - 1988.

B:

1942 - 1986.

C:

1943 - 1985.

D:

1940 - 1988.

Đáp án: A

2.

Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, việc Tràng bỏ ra hai hào để mua dầu thắp sáng gian phòng đêm tân hôn trong khi còn đang phải ăn cháo cám chứng tỏ điều gì?

A:

Đây là chàng trai có sự nông nổi trong suy nghĩ, anh ta có thể nhặt vợ khi bản thân còn lay lắt nuôi mình và mẹ thì cớ gì không thể tiêu sang ngay trong những tháng ngày đói kém ấy.

B:

Đây là chàng trai không bị cái đói làm chết đi những mong ước được sống cho ra một con người, là sự thể hiện vai trò của người chồng trong việc mang lại hạnh phúc cho người vợ.

C:

Đấy là niềm vui của đêm tân hôn, là sự níu kéo chút tươi sáng trong những ngày đau khổ, cay cực của một anh chàng vẫn quen cảnh cô đơn.

D:

Đấy là một cách nghĩ có phần đáng thương, cố gắng chiều chuộng vợ của anh chàng ngụ cư bỗng nhiên vớ bẫm, có được vợ.

Đáp án: B

3.

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

A:

Nhớ người yêu. 

B:

Nhớ cha mẹ.

C:

Nhớ bạn bè. 

D:

Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

4.

Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?

A:

Anh.

B:

Sóng.

C:

Tự hát.

D:

Thuyền và biển.

Đáp án: D

5.

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?

A:

1914.

B:

1913.

C:

1911.

D:

1912.

Đáp án: C

6.

Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

A:

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.

B:

Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.

C:

Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

D:

Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Đáp án: B

7.

Thông tin nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành?

A:

Năm 1962, trở lại miền Nam, hoạt động ở khu V.

B:

Năm 1950, đang học trung học chuyên khoa thì gia nhập quân đội và chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.

C:

Sau Hiệp định Giơnevơ tập kết ra Bắc.

D:

Gắn bó với chiến trường Tây Nguyên bắt đầu từ kháng chiến chống Mĩ.

Đáp án: D

8.

Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

A:

Chỉ một con vật ngoài biển.

B:

Chỉ một đồ vật trong nhà.

C:

Không có ý nghĩa gì.

D:

Chỉ sự liên tiếp.

Đáp án: B

9.

Điểm nào sau đây không nằm trong những biểu hiện của tính dân tộc về mặt nội dung ở bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

A:

Thể hiện sự tiếp thu và phát triển các thể thơ cũng như bút pháp nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc.

B:

Bài thơ thể hiện được truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.

C:

Phác họa được chiến công oai hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp.

D:

Thể hiện được hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc thật tươi đẹp.

Đáp án: A

10.

Giá trị nội dung tiêu biểu nhất trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên là:

A:

Thể hiện khát vọng về với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cho cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chân chính của mình.

B:

Thể hiện lòng căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Tây Bắc anh dũng, kiên cường.

C:

Thể hiện niềm vui trước công cuộc xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.

D:

Thể hiện hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: A

11.

Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:

A:

hiện thực

B:

lãng mạn

C:

trào lộng

D:

châm biếm, mỉa mai

Đáp án: B

12.

Dòng nào sau đây không góp phần tạo ra hiệu quả trong quá trình phát biểu theo chủ đề?

A:

Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp cho việc phát biểu.

B:

Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.

C:

Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.

D:

Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc

Đáp án: A

13.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được in trong tập thơ:

A:

Lời ru trên mặt đất.

B:

Hoa cỏ may.

C:

Hoa dọc chiến hào.

D:

Tơ tằm - Chồi biếc.

Đáp án: C

14.

Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà?

A:

Ngỡ ngàng.

B:

Lo lắng.

C:

Hoảng sợ.

D:

Sung sướng.

Đáp án: A

15.

Có vợ, nhưng chỉ là "vợ nhặt", lại trong cảnh đói khát đe dọa, Tràng có tâm trạng:

A:

có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu vẫn là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, lâng lâng hạnh phúc.

B:

hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ này về làm vợ.

C:

xấu hổ vì không có tiền để làm lễ cưới xin theo phong tục

D:

lo sợ không nuôi nổi nhau.

Đáp án: A

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59