Danh sách bài viết

Cha đẻ máy tính lượng tử giành giải thưởng Vật lý 3 triệu USD

Cập nhật: 06/06/2023

Một nhà vật lý lý thuyết chưa bao giờ có việc làm ổn định đã giành được giải thưởng hấp dẫn nhất giới khoa học vì những đóng góp tiên phong trong lĩnh vực máy tính lượng tử.

David Deutsch từ Đại học Oxford (Anh) đã chia sẻ giải thưởng Đột phá trị giá 3 triệu USD (tương đương khoảng 2,65 triệu bảng Anh) với chuyên gia về thuật toán lượng tử Peter Shor từ MIT, Gilles Brassard từ Đại học Montreal và Charles Bennett từ Tập đoàn Công nghệ IBM. Bennett là người đã phát triển các dạng mật mã lượng tử không thể phá vỡ và giúp phát minh ra dịch chuyển lượng tử tức thời để gửi thông tin từ nơi này sang nơi khác.

David Deutsch đã giành được giải thưởng 3 triệu USD với đề tài liên quan đến máy tính lượng tử.
David Deutsch đã giành được giải thưởng 3 triệu USD với đề tài liên quan đến máy tính lượng tử. (Ảnh: Guardian).

Deutsch (69 tuổi) được biết đến như "cha đẻ của máy tính lượng tử". Năm 1985, ông đề xuất ý tưởng về cỗ máy kỳ lạ có thể kiểm tra sự tồn tại của vũ trụ song song. Cỗ máy này cho đến nay vẫn chưa thể chế tạo nhưng đã mở đường cho những chiếc máy tính lượng tử thô sơ mà các nhà khoa học nghiên cứu ngày nay.

"Đó là thí nghiệm liên quan đến máy tính chứa một số yếu tố lượng tử. Ngày nay, nó được gọi là máy tính lượng tử phổ thông. Nhưng tôi nghĩ phải mất 6 năm nữa, nó mới giống như ý tưởng của tôi", Deutsch nói.

Deutsch sinh ra ở Israel và lớn lên ở Anh. Ông được nhà vật lý Dennis Sciama của Đại học Oxford hướng dẫn làm luận văn tiến sĩ về lý thuyết lượng tử. Ông này cũng từng hướng dẫn cho Stephen Hawking và Lord Rees, một nhà thiên văn học hoàng gia.

Nghiên cứu càng nhiều, Deutsch biết đến và đi theo trường phái Đa thế giới do nhà vật lý người Mỹ Hugh Everett III đưa ra hồi 1957. Từ đó, ông phát triển ngành tính toán lượng tử với các mô tả về phân tử lượng tử (hay còn được biết đến là "qubit"). Ông cũng là người đầu tiên viết thuật toán lượng tử vượt trội hơn thuật toán kinh điển.

Sergey Brin, Mark Zuckerberg, Yuri Milner và những người khác đã thành lập giải thưởng Đột phá trị giá 3 triệu USD/giải để trao hàng năm cho các nhà khoa học và nhà toán học. Giải thưởng này được những nhà sáng lập Thung lũng Sillicon so sánh như "giải Oscar của khoa học". Năm nay, một giải vật lý, 3 giải khoa học đời sống và một giải toán được trao.

Giải nhì thuộc về Clifford Brangwynne từ Đại học Princeton và Anthony Hyman từ Viện Di truyền và Sinh học Tế bào Phân tử Max Planck. Hai nhà khoa học đã khám phá ra các protein tụ thành các nhóm giống nhau có liên quan đến bệnh thoái hóa thần kinh.

 Người chiến thắng giải nhì, Clifford Brangwynne từ Đại học Princeton.
Người chiến thắng giải nhì, Clifford Brangwynne từ Đại học Princeton. (Ảnh: Guardian).

Một nhóm nghiên cứu tại DeepMind đã giành giải ba về khoa học sự sống cho AlphaFold, một chương trình trí tuệ nhân tạo dự đoán cấu trúc của gần như mọi loại protein mà khoa học biết đến.

Trước đại dịch, những người chiến thắng giải thưởng Đột phá nhận giải tại một sự kiện hoành tráng, quy tụ nhiều ngôi sao ở Thung lũng Silicon. Năm nay, buổi lễ đã không diễn ra. Nhưng kể cả nếu buổi lễ có diễn ra vào năm nay, Deutsch sẽ khó có thể tham dự.

"Tôi thích những cuộc trò chuyện. Nhưng tôi không thích đi đâu cả", ông cho biết.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.