Danh sách bài viết

Chàng trai xuất sắc chia sẻ kinh nghiệm săn học bổng Mỹ

Cập nhật: 05/01/2017

Từ đó, anh chàng rút ra được nhiều kinh nghiệm để chia sẻ cho các bạn học sinh, sinh viên sắp du học.

Chiến thuật “mọt sách”
Nhiều học sinh chuẩn bị hồ sơ xin học bổng bị từ rất sớm. Riêng Ngọc lại bắt đầu rất muộn, vào mùa hè lên lớp 12 (Trường THPT chuyên Amsterdam, Hà Nội). Khi chia sẻ ý định này với bố mẹ, Ngọc chỉ còn 5 tháng để bắt tay chuẩn bị hồ sơ.
“Bình thường, mình rất thích đi chơi cùng bạn bè, tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhưng khi đó phải chạy nước rút để hoàn thành hồ sơ. Mình áp dụng chiến thuật “mọt sách”. Mình dành hết toàn bộ thời gian để giữ điểm số trên lớp, học chăm chỉ cho các kỳ thi chuẩn hóa, viết bài luận. Thời gian trên lớp, mình cố gắng nghe giảng thật kỹ, hoàn thành luôn bài tập về nhà trong giờ ra chơi để có thể dành thời gian ở nhà cho các kỳ thi SAT 1, SAT 2. Nhiều lúc, mình cũng rất căng thẳng, mệt mỏi. Nhất là những lúc bế tắc với bài luận nhưng bố mẹ luôn ở bên cạnh động viên”, Ngọc bộc bạch.
 
Theo Ngọc, khi làm hồ sơ xin học bổng, việc quan trọng là phân bổ thời gian hợp lý. Cách chia thời gian của Ngọc chỉ là phân rõ thời gian nào sẽ làm gì. Ví dụ, 30 phút viết bài luận chính, 30 phút ngồi ôn SAT, 30 phút tiếp theo viết bài luận phụ. Khi ép bản thân vào khuôn khổ như vậy thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Nhưng trước hết vẫn phải là nỗ lực từ ban đầu của mình như: học trên lớp để phát triển khả năng học thuật, tham gia các hoạt động cộng đồng, các câu lạc bộ để phát triển kỹ năng mềm (làm việc nhóm, kĩ năng lãnh đạo, khả năng nói trước đám đông). Các nhà tuyển sinh Mỹ luôn chú trọng cả mặt học thuật và mặt phát triển con người của một học sinh.
 
 
“Khi làm hồ sơ, các bạn không nên quá đánh bóng hay nói dối về bản thân vì các nhà tuyển sinh sẽ dễ dàng nhận ra khi một học sinh không trung thực trong bộ hồ sơ của mình. Hãy cố thể hiện tốt nhất những gì mình có, chứ đừng cố thể hiện những gì mình không có”, Ngọc lưu ý. Với sự chuẩn bị tốt nhất, Ngọc may mắn nhận được học bổng 4 năm tại Đại học Temple, Mỹ. Khi sang đây học, Ngọc nhận ra nhiều điều khác biệt so với sự chuẩn bị của bản thân mình.
 
Cái sốc lớn nhất là khả năng tiếng Anh của mình
 
Khi mới sang Mỹ, Ngọc mất khoảng 1 tháng để bớt cảm giác choáng ngợp với cuộc sống tại đây. Ngọc có cái sốc lớn nhất là nhận ra khả năng tiếng Anh của mình chưa đủ để thích nghi. Khi ở Việt Nam, Ngọc khá tự tin với khả năng nghe, nói, đọc viết của mình qua việc từng nói chuyện với người nước ngoài, điểm tiếng Anh trên lớp, điểm SAT, điểm TOEFL tốt. Nhưng đến khi sang Mỹ, Ngọc mới nhận ra nhiều cái mình học khác xa với thực tế giao tiếp của Mỹ. Ngọc hỏi được một bạn Mỹ cùng phòng dạy cho tiếng Anh Mỹ (American English) thật để có thể tập và hiểu hơn. Sau khoảng 1 tháng thì Ngọc cũng quen được với việc giao tiếp hằng ngày bằng tiếng Anh ở Mỹ.
Ngọc cho biết: “Ở trường, các bạn phát biểu rất nhiều và sẵn sàng nói lên suy nghĩ bản thân. Bản thân mình không phải người quá ngại ngùng nói trước mọi người nhưng cũng mất hơn 6 tháng để có thể cảm thấy thoải mái hơn trong việc phát biểu trước lớp”.
 
 
Tại Temple, mô hình lớp học gồm: lớp giảng đường (lecture hall) hoặc lớp nhỏ, nhưng ở cả hai loại các giáo sư đều tập trung nhiều vào phần thảo luận. Cách câu hỏi được đưa ra thảo luận luôn cố áp vào tình huống thực tế để sinh viên thấy được ứng dụng của kiến thức vào thực tiễn. Ví dụ, sinh viên học lớp Kỹ năng lãnh đạo và Quản trị tổ chức (Leadership and Organizational Management), thầy giáo cũng đưa luôn trường hợp cụ thể (case study) về mô hình quản lý của Apple so sánh với Google hay Microsoft và các công ty công nghệ khác. Hoặc sinh viên được xem về quá trình phát triển của Pixar (công ty sản xuất phim hoạt hình hàng đầu tại Mỹ) từ sự những thành công ban đầu, sự thất bại về ý tưởng rồi quá trình hồi phục cho tới tận ngày nay để các bạn thấy được rõ việc quản trị một công ty có những khó khăn như thế nào.
 
 
Tại trường, Ngọc thích nhất là “Office Hours”, tức là cuộc nói chuyện 1-1 với các giáo sư đang giảng dạy. “Đây là lúc để các sinh viên có thể đặt câu hỏi cho nhiều vấn đề khác nhau, về bất kỳ điều gì. Các giáo sư sẽ giải đáp các thắc mắc và động viên sinh viên nếu họ đang gặp khó khăn. Họ không thấy phiền vì sinh viên hỏi quá nhiều”, Ngọc nói. Một bật mí nữa từ Ngọc là việc các du học Việt sang Mỹ nên cố gắng hòa mình với bạn mới. Tâm lý học sinh Việt khi đi du học thường nương tựa vào nhau nhưng đôi khi nương nhau quá tạo thành một nhóm chỉ toàn sinh viên Việt chơi với nhau. Như thế sẽ khó phát triển kỹ năng tiếng Anh của bản thân. Cá nhân Ngọc chơi với nhiều bạn ở khắp nơi trên thế giới để có những trải nghiệm mới mẻ và thú vị hơn.
 
Hiện tại, Phạm Ngọc đang theo học 2 chuyên ngành là Tài chính (Finance) và Quản trị Hệ thống Thông tin (Management Information Systems). Ngọc có thành tích học tập đáng nể trong 1 năm vừa qua như:
- Điểm trung bình năm nhất Đại học (GPA): 4.0/4.0
- Nằm trong danh sách của Hiệu trưởng (Dean's List) cho những học sinh Temple có thành tích học tập xuất sắc nhất (2015 đến nay)
- Học bổng toàn phần của Đại học Temple (Presidential Scholarship) toàn bộ học phí (2015-2019)
- Học bổng IBIT Merck (US$4,000) do tổ Quản trị hệ thống thông tin của Temple (Management Information Systems Department) và công ty hóa dược Merck trao tặng (tháng 3.2016)
-Tham dự khóa học hè tại Đại học Yonsei - Seoul, Hàn Quốc
- Giải nhì cuộc thi Giải pháp Công nghệ (Federal Technology Case Competition) do công ty Deloitte Mỹ tổ chức tháng 3, 2016
- Ban điều hành mảng Kinh Doanh và Nghề nghiệp của VietAbroader (Associate of VietAbroader Business & Career, Executive Team 2016)
- Phó ban đối nội của Câu lạc bộ học sinh kinh doanh Temple (Business Honors Student Association)

Thuận Tùng - Bình Nguyễn

Tuổi Trẻ 

Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...