Danh sách bài viết

Chênh lệch lương giáo viên trên thế giới

Cập nhật: 25/10/2023

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa lương của giáo viên là tổng tiền lương trung bình theo thang lương chính thức, trước khi trừ thuế.

Dữ liệu gần đây nhất của tổ chức này cho thấy Luxembourg đứng đầu bảng, là nước trả lương cho giáo viên cao nhất. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng nằm trong nhóm những quốc gia có lương giáo viên cao.

Giáo viên tiểu học có 15 năm kinh nghiệm ở Luxembourg được trả lương trung bình 101.000 USD mỗi năm (khoảng 2,3 tỷ đồng). Các đồng nghiệp Mỹ có mức lương gần 62.100 USD, sau Đức, Canada, Hà Lan, Australia và Ireland. Giáo viên trung học có kinh nghiệm tương tự nhận được nhiều hơn một chút, khoảng 109.200 USD ở Luxembourg và 65.200 USD ở Mỹ.

Giáo viên trung học ở thành phố Seoul, Hàn Quốc, giảng bài trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, hôm 9/4/2020. Ảnh: AP

Giáo viên trung học ở thành phố Seoul, Hàn Quốc, giảng bài trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, hôm 9/4/2020. Ảnh: AP

Trước đó, năm 2019, ValueChampion, trang phân tích tài chính nổi tiếng có trụ sở tại Singapore, thực hiện một nghiên cứu về lương trung bình của giáo viên phổ thông hoặc trung học ở 16 quốc gia và vùng lãnh thổ (ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và Mỹ, Pháp).

Dữ liệu đến từ các trang liên quan đến nghề nghiệp như Glassdoor, Jobsalary và Payscale cùng báo cáo tin tức, nghiên cứu do OECD, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) và quỹ từ thiện Varkey Foundation thực hiện. Đối với GDP bình quân đầu người, ValueChampion dựa vào dữ liệu của IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế).

Một con số đơn giản về thu nhập không hoàn toàn phản ánh được lương của giáo viên so với phần còn lại của xã hội. Do đó, ValueChampion đã so sánh lương giáo viên trung bình với GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia.

Dựa vào kết quả này thì Hàn Quốc đang là nước có chính sách chi trả cho giáo viên tốt nhất ở châu Á. Trung bình một giáo viên trung học Hàn kiếm được 54.740 USD mỗi năm, tương đương 175% GDP bình quân đầu người của cả nước.

Giáo viên ở Ấn Độ nhận được 3.500-5.000 USD mỗi năm. Giáo viên tại các trường công lập nước này kiếm được nhiều hơn, khoảng 8.000 USD. Con số có vẻ thấp so với các quốc gia khác, nhưng vẫn cao gấp 1,73 GDP bình quân đầu người của nước này.

Việt Nam đứng cuối trong nghiên cứu về thu nhập của giáo viên tính theo phần trăm GDP bình quân trên đầu người do ValueChampion thực hiện năm 2019.

Việt Nam đứng cuối về thu nhập của giáo viên trung học phổ thông, tính theo GDP bình quân đầu người, trong nghiên cứu do ValueChampion thực hiện. Các nước và vùng lãnh thổ trong biểu đồ (từ trái sang): Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, New Zealand, Australia, Macao, Hong Kong, Indonesia, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Singapore, Trung Quốc và Việt Nam.

Thái Lan xếp thứ ba, khoảng 12.000 USD mỗi năm, gấp 1,7 lần GDP trên bình quân đầu người. Thái Lan đã có một loạt cải cách giáo dục trong thập kỷ qua và mức lương này có thể phản ánh phần nào nỗ lực đó.

Tuy nhiên, theo Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu của UNESCO, hệ thống giáo dục của Thái Lan vẫn đối mặt với một số thách thức lớn như tỷ lệ hoàn thành giáo dục trung học cơ sở là 85%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra ba quốc gia có mức lương giáo viên thấp. Việt Nam xếp cuối, với lương trung bình gần 1.800 USD một năm, tương đương 70% GDP bình quân đầu người của cả nước.

Trong khi đó, bất chấp thành công trong lĩnh vực học thuật khi thường đào tạo ra những học sinh đứng đầu thế giới về các cuộc thi toán và khoa học, giáo viên Trung Quốc chỉ kiếm được hơn 7.000 USD một năm, khoảng 76% GDP bình quân đầu người.

Singapore được biết đến là quốc gia thành công trong giáo dục nhưng giáo viên của họ kiếm được xấp xỉ 80% GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, họ đang nhận được thu nhập tương đối cao xét về con số tuyệt đối, trung bình 50.331 USD, theo Chỉ số Tình trạng Giáo viên Toàn cầu của Quỹ Varkey 2018.

Bình Minh (Theo OECD, CNBC, ValueChampion)


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...