Danh sách bài viết

Chu trình học tập 1 ngày của trẻ em nhật bản khi đến trường.

Cập nhật: 11/08/2016

Học sinh Nhật Bản thường bắt đầu học lúc 8h30 và rời trường sau 15h chiều. Thời gian ở trường, các em không chỉ học văn hóa mà còn tham gia nhiều hoạt động khác.
Các nhóm nhỏ học sinh thay phiên nhau phục vụ bữa ăn trưa cho các bạn cùng lớp.
Các nhóm nhỏ học sinh thay phiên nhau phục vụ bữa ăn trưa cho các bạn cùng lớp.

Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm cấp tiểu học (kéo dài 6 năm), cấp trung học cơ sở (3 năm), cấp trung học phổ thông (3 năm), và cấp đại học (4 năm). Giáo dục bắt buộc chỉ trong 9 năm tiểu học và trung học cơ sở, nhưng 98% trẻ em học trung học phổ thông. Học sinh thường phải tham gia kỳ thi để được vào trung học phổ thông và đại học. Gần đây một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông sát nhập thành một hệ 6 năm.

Học sinh tiểu học và trung học cơ sở bắt đầu học từ 8h30 sáng. Sáng thứ hai hàng tuần, buổi tổng kết toàn trường được tổ chức trước khi giờ học bắt đầu. Tất cả mọi người dành 15 phút cho buổi tổng kết, hiệu trưởng giải quyết các vấn đề của học sinh. Thời gian này vào những ngày khác trong tuần dành để đưa thông báo và điểm danh của từng lớp.

Mỗi tiết học kéo dài 40-45 phút ở trường tiểu học và 50 phút ở trường trung học cơ sở. Học sinh được nghỉ 5-10 phút giữa các tiết học. Buổi sáng có 4 tiết học và nhiều trường có giờ giải lao 20 phút.

Giờ ăn trưa bắt đầu lúc 12h30 và kéo dài trong khoảng 40 phút. Tại các trường học công lập phục vụ bữa ăn trưa, học sinh có trách nhiệm mang khẩu phần ăn về lớp học của mình, ăn và lau dọn sau đó.

Sau giờ ăn trưa là đến giải lao khoảng 20 phút. Một số trường sử dụng thời gian này để làm sạch các lớp. Học sinh xếp bàn ghế sang một bên phòng học, sau đó quét và lau sàn nhà, làm sạch bảng, vứt rác. Sau thời gian dọn dẹp là đến giờ học chiều.

Các lớp tiểu học dưới (1-3) chỉ học buổi sáng và trẻ về nhà sau bữa trưa. Nhưng các lớp tiểu học trên (3-5) học 5 tiết mỗi ngày và học sinh trung học cơ sở học 6 tiết vào một số ngày trong tuần.

Học sinh tiểu học có thể chọn tham gia các câu lạc bộ, thường tổ chức một buổi một tuần, sau giờ học. Thông qua các hoạt động trong câu lạc bộ, học sinh có cơ hội được đào tạo thể thao hoặc hiểu sâu hơn về những môn học chúng thích. Học sinh tiểu học ở Nhật Bản thường rời trường khoảng 15h.

Khi vào trung học cơ sở, các hoạt động ngoại khóa sẽ có vai trò lớn hơn. Một số câu lạc bộ tổ chức vài lần một tuần hoặc thậm chí hàng ngày. Nhiều khi, học sinh không rời khỏi trường trước 17h.

Cuộc sống ở trường

Tại trường tiểu học Nhật Bản, lớp học được chia thành nhóm nhỏ cho nhiều hoạt động. Ví dụ, mỗi ngày học sinh làm sạch lớp học, hội trường, sân chơi theo nhóm. Các nhóm nhỏ thay phiên nhau phục vụ bữa ăn trưa cho các bạn cùng lớp. Bữa trưa của trường luôn phong phú loại đồ ăn bổ dưỡng và lành mạnh. Học sinh hay chờ mong đến giờ ăn trưa.

Các trường đều có rất nhiều sự kiện trong năm, chẳng hạn ngày thể thao, buổi ngoại khóa đến các di tích lịch sử, lễ hội nghệ thuật và văn hóa. Học sinh ở các lớp lớn nhất trong trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông thường có chuyến đi kéo dài vài ngày đến các thành phố văn hóa quan trọng như Kyoto và Nara, khu nghỉ mát trượt tuyết...

Một ngày đi học của trẻ em Nhật Bản - ảnh 1
Trong trường có rất nhiều câu lạc bộ để học sinh lựa chọn tham gia.
Hầu hết trường trung học cở sở và trung học phổ thông yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục. Nam sinh thường mặc quần và áo với cổ áo dựng lên, nữ sinh mặc áo cổ thủy thủ hoặc áo cộc tay và váy. Hầu như học sinh trung học cơ sở tham gia vào một hoạt động ngoại khóa của câu lạc bộ tự chọn, chẳng hạn đội thể thao, nhóm nhạc hay nghệ thuật, hoặc một câu lạc bộ khoa học. Các câu lạc bộ bóng chày rất phổ biến với nam sinh. Câu lạc bộ bóng đá cũng đang phát triển. Các câu lạc bộ Judo, nơi các em tập luyện võ thuật truyền thống, thu hút cả nam và nữ sinh.

Theo Vnexpress

Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?