Danh sách bài viết

Chuẩn bị tâm lý và kỹ năng cho trẻ vào lớp 1

Cập nhật: 25/10/2023

Giai đoạn lớp 1 được coi là bước ngoặt quan trọng với các con, bước chuyển từ mầm non lên tiểu học. Sự thay đổi về môi trường, thời gian và đối tượng tiếp xúc sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Bố mẹ thấy con buồn bã, khóc lóc, chưa quen trường, lớp và cách học mới cũng trở nên căng thẳng, vô tình tạo thêm sức ép, khiến việc đi học trở thành cuộc chiến.

Để giúp trẻ thích nghi với sự thay đổi, ban đầu bố mẹ hãy kể cho con nghe về ngôi trường mới, nơi có nhiều bạn bè, thầy cô và bao hoạt động học tập, vui chơi thú vị. Bố mẹ có thể đưa con đến thăm trường, cho bé làm quen với không gian, phòng học, khu vui chơi và thầy cô giáo.

Ở nhà, bố mẹ hãy nhắc đến những chuyện vui, trải nghiệm mới lạ, thú vị mà con sẽ có khi học lớp 1 cùng cô và bạn bè mới. Những câu chuyện ngày xưa bố mẹ học lớp 1 ra sao, thích thú như thế nào cũng gợi sự tò mò, giúp trẻ thấy được đồng cảm, không lạc lõng.

Cha mẹ nên động viên, khơi dậy sự tự tin ở con bằng cách cho con học và chơi một môn nào đó ngoài học như đàn, rubik, gấp giấy Origami, vẽ hay đá bóng. Những hoạt động này có thể mở ra sự sáng tạo tư duy, tâm lý tự tin cho con.

Từ đó, con thấy đến trường không chỉ để học mà còn có rất nhiều bạn với những quan tâm, đam mê khác nhau. Hoặc con thấy mình tự tin vì đá bóng giỏi, vẽ đẹp và có cái để "khoe", tự hào với các bạn.

Ngoài ra, phụ huynh hãy trở thành người bạn thực sự của con khi sẵn sàng lắng nghe, quan tâm đến tâm lý, cảm xúc của bé sau mỗi ngày học.

Cô Ngọc Anh hiện công tác tại trường Tiểu học Times School, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Cô Ngọc Anh hiện công tác tại trường Tiểu học Times School, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Luyện cho trẻ các kỹ năng cần thiết

Ở mầm non, hoạt động chủ đạo là vui chơi, vận động, khác với tiểu học là học tập. Các con học 7-8 tiết mỗi ngày, phần lớn dành thời gian ngồi nghiêm túc, tập trung trong giờ học.

Khi còn học mầm non, các con được bố mẹ hỗ trợ trong hầu hết hoạt động nhưng vào tiểu học bắt đầu phải tự lập. Thế nên gia đình cần tập cho con các kỹ năng tự phục vụ, bảo vệ bản thân và giao tiếp trong tập thể.

Kỹ năng tự phục vụ là quan trọng hàng đầu ở lớp 1, thể hiện một đứa trẻ đã có sự tiến bộ vượt bậc về ý thức so với lứa tuổi mầm non. Ngay từ khi 4-6 tuổi, bố mẹ hãy cho con tự làm các công việc trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống sạch sẽ (tự xúc ăn, cất dọn khay sau khi ăn, tự biết rót nước và uống khi khát, lấy vừa đủ nước và đổ nước thừa sau khi uống), tự vệ sinh cá nhân, biết rửa tay trước và sau khi ăn, biết sử dụng nhà vệ sinh.

Trẻ cần biết cách cảm nhận cơ thể (nóng, lạnh, khó chịu) và báo với người lớn khi không khỏe. Các con cũng cần được hướng dẫn cách cởi và mặc áo, đi giày thành thạo ở nhà.

Ở môi trường nào, trẻ cũng có thể gặp những nguy hiểm tiềm tàng, do đó bố mẹ hãy trang bị cho con kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp người lạ, khi bị người khác tấn công; cách giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự trợ giúp trong những hoàn cảnh nguy hiểm; cách thoát hiểm khi có cháy, bị kẹt trong thang máy hay bỏ quên trên ôtô...

Các kỹ năng về giới tính lứa tuổi, như "Vùng đồ bơi", "Quy tắc 5 ngón tay"... cũng vô cùng quan trọng, giúp con biết bảo vệ bản thân, tránh bị xâm hại.

Phụ huynh cần rèn cho con biết chào hỏi lễ phép thầy cô, người lớn; giao tiếp chan hòa với bạn bè ở lớp, trường và biết lên tiếng ủng hộ hành vi đúng, phản đối hành vi sai... Các con cũng cần biết nói câu đầy đủ và hiểu câu mệnh lệnh.

Bố mẹ có thể mua cuốn Rèn kỹ năng an toàn và tự vệ để có thêm kiến thức hướng dẫn con. Các kỹ năng cần được rèn luyện thông qua hành động hàng ngày, luyện tập đều đặn và liên tục để con ghi nhớ, biết sử dụng khi cần thiết.

Vào lớp 1 là bước ngoặt của con, nhưng cũng là bước ngoặt của chính bố mẹ, vì đồng hành với con ở giai đoạn mới. Không chỉ chuẩn bị cho trẻ, phụ huynh cũng cần xác định tâm lý cho mình.

"Phụ huynh cần xác định con hết lớp 1 đọc thông viết thạo là tốt rồi. Các con mới 6 tuổi đã phải học và thành thạo hai kỹ năng mới là đọc và viết trong một năm. Ngay cả với người lớn, trong thời gian ngắn như vậy, thành thạo một ngôn ngữ nào đó cũng không đơn giản", cô Ngọc Anh nói.

Nhiều bố mẹ bị căng thẳng, nghĩ con mình kém cỏi, hoặc bất lực với con. Tuy nhiên, phụ huynh hãy thông cảm và kiên nhẫn. Việc quá hoang mang với những phản ứng của trẻ là không cần thiết vì các con sẽ thích ứng được nhanh.

Cô Lương Ngọc Anh tốt nghiệp Đại học Thủ đô năm 2017, từng có nghiên cứu về tâm lý và phương pháp rèn kỹ năng sống - giá trị sống cho học sinh lớp 1. Suốt nhiều năm qua, cô giáo 26 tuổi xin phụ trách lớp 1, với mong muốn áp dụng những phương pháp đã tìm hiểu.

Bình Minh ghi


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...