Danh sách bài viết

Chương trình mới sẽ được triển khai đại trà ở lớp 1 từ năm 2018

Cập nhật: 25/10/2023

Ngày 2/5, Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã giải trình ý kiến liên quan đến dự thảo chương trình.

Theo lộ trình, năm học 2018-2019 chương trình mới sẽ triển khai đại trà ở lớp 1 và thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6, lớp 10. Năm học tiếp theo, lớp 2 và 6 sẽ được học đại trà chương trình mới, dạy thực nghiệm ở lớp 3, lớp 7, lớp 10.

Năm thứ ba, chương trình triển khai đại trà ở lớp 3, lớp 7, lớp 10... Đến năm học 2022-2023, chương trình mới sẽ được dạy ở tất cả lớp.

Theo ban phát triển, lộ trình này sẽ giúp các địa phương có đủ thời gian chuẩn bị giáo viên, thiết bị dạy học và cơ sở vật chất để từng bước đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới.

Trước nhiều ý kiến cho rằng chương trình mới vẫn nặng về số môn, số tiết học, tổng chủ biên Nguyễn Minh Thuyết khẳng định, chương trình mới đã giảm tải số môn học và thời lượng học tập so với hiện nay và so với một số nước.

GS Thuyết giải thích, ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, theo chương trình mới, lớp 10 có 13 môn học và 2 hoạt động giáo dục; lớp 11-12 có 9 môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, môn Giáo dục thể chất được tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ thể thao tự chọn. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh chủ yếu là thực hành, luyện tập.

Như vậy, thực chất chỉ có 6 môn lý thuyết và thực hành là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, 3 môn định hướng nghề nghiệp tự chọn. Trong khi đó chương trình hiện hành có 13 môn học và 4 hoạt động giáo dục ở tất cả các lớp.

chuong-trinh-moi-se-duoc-trien-khai-dai-tra-o-lop-1-tu-nam-2018

Bảng so sánh số môn học giữa chương trình mới với chương trình hiện hành của Việt Nam và thế giới.

Nếu so sánh với nước ngoài, chương trình tú tài quốc tế (IB), chương trình của Vương quốc Anh có 6 môn học bắt buộc; của Australia, Đức, Pháp có 5-6 môn bắt buộc; của Mỹ có 4 môn bắt buộc toàn quốc và một số môn bắt buộc tùy theo từng bang; Malaysia bắt buộc học 10 môn; Trung Quốc có 12 môn bắt buộc hoặc tự chọn có giới hạn.

Về thời lượng học tập, theo số liệu của OECD (The Learning Environment and Organisation of Schools, 2009), trong độ tuổi 7-15, tương đương từ lớp 1 đến lớp 9, trung bình mỗi học sinh các nước này học 7.390 giờ (60 phút/giờ). Theo chương trình mới của Việt Nam, ở độ tuổi đó, học sinh học nhiều nhất 6.957 giờ, kể cả thời gian tự học dành cho cấp tiểu học và thời gian học các môn tự chọn.

"Tiếp thu ý kiến phê bình của dư luận, Ban phát triển dự kiến báo cáo Hội đồng thẩm định quốc gia không tổ chức dạy môn Thế giới công nghệ ở các lớp 1-2; chỉ bắt đầu dạy Tin học và Tìm hiểu công nghệ từ lớp 3. Điều này nhằm giảm áp lực phải trang bị phòng máy tính cho trường tiểu học ngay từ năm đầu tiên triển khai chương mới. Số giờ học ở các lớp 8, 9, 10 sẽ được nghiên cứu để giảm xuống dưới 30 tiết/tuần", GS Thuyết nói.

Quỳnh Trang


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?