Danh sách bài viết

Chuyên gia đề xuất xây dựng mô hình đại học số

Cập nhật: 25/10/2023

Trong bài tham luận "Đại học số - con đường phát triển nhân lực số cho Việt Nam" tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số lần thứ 3 với chủ đề "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế" sáng 11/12, bà Đặng Mỹ Châu đã phân tích tình hình nguồn nhân lực số hiện nay, đồng thời đưa ra giải pháp - xây dựng đại học số để phát triển nguồn nhân lực số.

Lễ giao nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia cho cộng đồng doanh nghiệp. Ảnh: Viet Lotus

Lễ giao nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia cho cộng đồng doanh nghiệp trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số lần thứ 3 hôm 11/12 tại Hà Nội. Ảnh: Viet Lotus

Bà Châu cho biết, hiện nay các trường đại học mỗi năm cho ra đời khoảng 50.000 kỹ sư công nghệ thông tin nhưng thực tế trên thị trường cần khoảng 500.000 kỹ sư ngành này. Đây là một ví dụ cho sự thiếu hụt nhân lực số.

Dẫn chứng một nghiên cứu của tổ chức Wiley (Mỹ) liên quan đến khoảng cách về kỹ năng số trong khối APEC, bà Châu cho biết, đào tạo và giáo dục chính là lĩnh vực có mức chênh lệch về kỹ năng số cao nhất giữa các quốc gia với tỷ lệ 45,6. So sánh với các nước trong khu vực, nếu Singapore được xếp hạng số một về kỹ năng số, đạt 7,8 trên thang điểm 10 Việt Nam đạt 5 điểm, đứng ở vị trí 53.

Nhận định trong nền kinh tế số ở tương lai, lực lượng lao động sẽ có sự xê dịch và thay đổi, bà Châu cho rằng để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, tiến đến nền kinh tế số, cần chú trọng xây dựng đại học số. Theo đó, đại học số sẽ cá nhân hóa chương trình học tập, sinh viên sẽ học theo khả năng và học theo sự yêu thích của bản thân.

Thực tế, công nghệ ngày càng phát triển cho phép con người tương tác với nhau ngày càng hiệu quả hơn. Gia tăng tốc độ sử dụng cloud và di động tạo ra sự nhanh chóng trong việc học tập và đào tạo. "Do đó chính phủ cần thiết kế lại các chính sách, cơ chế đầu tư cho giáo dục đại học thay vì đầu tư vào cơ sở vật chất, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến kỹ thuật, cũng như liên quan đến các chương trình học có nội dung số hóa và đường truyền thiết bị...", bà Châu nói.

Theo bà Châu, thách thức đối với đại học số chính là quy trình và con người, chứ không phải công nghệ. "Chúng ta không thể đem nguyên chương trình đào tạo truyền thống đưa lên nền tảng số hóa, nhưng thực tế hiện nay cho thấy các nơi đang áp dụng chương trình đào tạo truyền thống dẫn đến gây áp lực cho giảng viên, cho phụ huynh và học sinh", bà Châu nói.

Bà Đặng Mỹ Châu thuyết trình về đại học số - con đường phát triển nhân lực số cho Việt Nam. Ảnh: Viet Lotus

Bà Đặng Mỹ Châu thuyết trình về đại học số - con đường phát triển nhân lực số cho Việt Nam tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số, hôm 11/2.. Ảnh: Viet Lotus

Từ đó, bà đề xuất giải pháp cho đại học số. Đầu tiên là áp dụng các hình thức chứng chỉ mới. Ví dụ, hiện nay các công ty nổi tiếng toàn cầu như Amazon Web Services (AWS), Google hay Microsoft đã xây dựng thành công chương trình đào tạo kỹ thuật và số hóa. Do đó, Việt Nam cũng nên tích hợp các chương trình đã được những tổ chức toàn cầu, chính phủ các nước cũng như các doanh nghiệp lớn ở trên thế giới công nhận.

Học tập đa kênh và không giới hạn giúp các sinh viên có nhiều sự lựa chọn hơn, nhất là các chương trình học không biên giới, kết hợp với các trường nổi tiếng trên thế giới để tạo ra các chương trình độc đáo và tạo sự cạnh tranh trong môi trường.

Sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Thay đổi cách đào tạo và chương trình đào tạo cần phải gắn liền với kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong chuyển đổi số. Doanh nghiệp đặt hàng và nhà trường đào tạo theo yêu cầu.

Theo bà Châu để thực hiện được các giải pháp cho đại học số, cần có sự kết hợp từ các bên như các công ty công nghệ, trung tâm đào tạo và trường đại học cũng như sự hỗ trợ của chính phủ. Để xây dựng một chương trình đào tạo cần có chiến lược nghiên cứu thị trường, nguyên cứu xu hướng của thị trường, nhu cầu của khách hàng như thế nào, từ đó xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế.

Chương trình đào tạo cần có sự kết hợp từ các giảng viên đại học, kinh nghiệm của doanh nhân thành công đến từ các ngành công nghiệp khác nhau. Người học cần có sự kết hợp giữa kinh nghiệm học tập, cuộc sống và công việc. Đây là sự kết hợp chặt chẽ ngày càng liên kết phát triển mạnh. Do đó xây dựng bộ năng lực kỹ năng cho sinh viên là rất quan trọng. Cuối cùng là sự hỗ trợ và kết nối của các cựu sinh viên đã ra trường nay quay trở lại chia sẽ các kinh nghiệm thực tế với sinh viên đại học.

Kim Anh

Viet Lotus là một trung tâm đổi mới sáng tạo, có trụ sở chính tại TP HCM, được quản lý và vận hành bởi Công ty Cổ phần Viet Lotus. Viet Lotus do Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (THACO), Công ty Cổ phần Chứng khoán Quân đội (MBS), Công ty Cổ phần Cervello cùng nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia công nghệ uy tín thành lập vào ngày 30/12/2020.
Viet Lotus ứng dụng công nghệ tiên tiến như AI, Blockchain, IoT và Big Data... để phát triển các giải pháp đột phá, đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình kiến tạo kinh tế số, xã hội số.

Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?