Danh sách bài viết

Cô giáo 16 năm chèo thuyền chở học sinh đến trường

Cập nhật: 25/10/2023

5h30 hàng ngày, cô Quách Thị Bích Nụ xuống thuyền đi làm. Dưới bến, năm học sinh đeo cặp, xách lồng cơm đợi sẵn. Trông thấy cô, lũ trẻ cất tiếng chào rồi mặc áo phao để đến lớp.

Muốn đến điểm trường chính ở xóm Hạ, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, cô trò phải đi thuyền trên lòng hồ sông Đà 30 phút, sau đó ngược dốc chừng ấy thời gian nữa. Lộ trình này đã theo cô Nụ hơn 16 năm.

Cô Quách Thị Bích Nụ, Phó hiệu trưởng trường Mầm non Đồng Ruộng, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô Quách Thị Bích Nụ, Hiệu phó trường Mầm non Đồng Ruộng, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2005, cô Nụ tình nguyện đi dạy mầm non tại điểm trường ở xóm Nhạp, nơi cô sống. Xóm Nhạp là khu vực đặc biệt khó khăn, chưa có đường bộ. Xóm có hai cụm nhưng chỉ cụm ngoài có điểm trường. Học sinh cụm trong muốn tới trường phải nhờ bố mẹ dẫn đi đường mòn, băng qua một con suối rồi lên thuyền cùng cô Nụ sang sông. Cùng đường đến trường, cô Nụ cho các em trong xóm đi nhờ trên chiếc thuyền nhỏ.

Lúc đầu cô chở các em trên thuyền xi măng rồi chuyển sang thuyền sắt. Mỗi năm, số học sinh lên thuyền cũng có biến động, trung bình 4-5 em, lúc đông nhất khoảng 17 cháu.

Sau khi lập gia đình, cô bàn với chồng "đầu tư" nâng cấp thuyền để chở học sinh cho an toàn vì thuyền cũ xuống cấp. Bán hai con bò được 15 triệu, cô thêm một triệu nữa mới đủ đóng thuyền khung gắn động cơ. Khi học sinh đông lên, cô đổi cho ông bà ngoại để lấy thuyền to hơn mới đủ chỗ cho các em ngồi.

Cô giáo có gương mặt tròn, giọng nói vui tươi nhớ lại những ngày đầu đến trường vất vả. Cô sợ nhất trời mưa, điều khiển thuyền gặp khó khăn do áo mưa bùng nhùng, tầm nhìn bị hạn chế. Dưới cơn mưa, cô phải tập trung cao độ, căng mắt nhìn để cắt sóng, xử lý sao cho sóng không dạt vào làm ướt quần áo các em. Nhưng nhiều hôm, lên đến bờ, cô trò hầu như ướt hết cả nửa người dưới.

Cô Nụ lái thuyền chở học sinh đến trường hàng ngày. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô Nụ lái thuyền chở học sinh đến trường hàng ngày. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Có lần trời bão, sóng to, thuyền bị nước tràn vào, thấy cảnh tượng bọn trẻ ướt lạnh, co ro vào nhau, cô Nụ không khỏi xót xa.

"Tôi thương bọn trẻ như con, nhìn chúng mà tôi đau lòng", cô nhớ lại.

Trong hành trang đi làm, đi học, ngoài sách, bút, cô Nụ và học sinh còn luôn chuẩn bị thêm một bộ quần áo. Cô giáo thường chỉ đi dép tổ ong. Những hôm nào có việc đến trường chính, cô mới mang giày hoặc dép cao gót.

Vừa dạy học, cô Nụ vừa đi học các khóa nâng cao dịp cuối tuần hoặc theo đợt để hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ. Năm 2013, cô được bổ nhiệm làm Hiệu phó trường Mầm non Đồng Ruộng, chuyển về điểm trường chính ở xóm Hạ nhưng vẫn quản lý điểm trường xóm Nhạp. Chuyến đò hàng ngày của cô Nụ bây giờ chở nhóm học sinh tiểu học và trung học cơ sở, trong đó có hai con gái của cô.

Năm 2017, trận lũ lớn khiến đất đá sạt lở, vùi lấp nhà cửa và trường học ở xóm Nhạp. Nhiều người dân rơi vào cảnh khó khăn, trong đó có vợ chồng cô Nụ. Cô tâm sự, đó là khoảng thời gian áp lực và khó khăn nhất khi nhà cửa không còn, con cái phải đi học xa.

Sau trận lũ, chính quyền tỉnh, địa phương cùng lực lượng dân quân phối hợp dựng những căn lều tạm trong rừng luồng làm nơi trú ngụ cho người dân. Học sinh mầm non và tiểu học cũng được bố trí học trong hai lán tạm. Ròng rã suốt một năm học trong điều kiện bật đèn pin, thắp nến, các em được chuyển về điểm trường chính. Lúc này, cô Nụ lại xung phong nhận nhiệm vụ đưa đón học sinh.

Học sinh phải học tạm trong lều sau khi trận lũ năm 2017 vùi lấp nhà cửa, trường học ở xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Học sinh phải học tạm trong lều sau khi trận lũ năm 2017 vùi lấp nhà cửa, trường học ở xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô giáo mầm non cho biết, gia đình luôn ủng hộ khiến cô yên tâm bám trường, bám lớp suốt hơn 10 năm qua.

"Tôi đi làm không phải chỉ vì đồng lương, mà còn vì trách nhiệm với cộng đồng và tình yêu nghề. Ít ra, tôi cũng được đi học, có kiến thức nên muốn cống hiến cho quê hương", cô Nụ nói.

Cô Lường Thị Tươi, Hiệu trưởng trường Mầm non Đồng Ruộng, tự hào về đồng nghiệp nhiệt tình, tốt bụng, năng nổ và gương mẫu trong công việc. Cô Tươi cho hay, cô Nụ là người bản địa, công tác ở trường đã hơn 16 năm qua.

Trường Mầm non Đồng Ruộng hiện có 18 giáo viên, 147 học sinh từ 15 tháng tuổi đến 6 tuổi ở bốn điểm trường. Cô Nụ ngoài đảm nhiệm chức vụ Hiệu phó còn là bí thư chi bộ và chủ tịch công đoàn.

Theo ông Quản Văn Giang, Trưởng phòng Giáo dục huyện Đà Bắc, Đồng Ruộng là xã khó khăn và xa xôi của huyện. Trường mầm Đồng Ruộng ở vùng lòng hồ sông Đà, thuộc khu vực sạt lở và có nhiều điểm trường. Nhưng cô Nụ đã cùng tập thể nhà trường xây dựng Mầm non Đồng Ruộng thành trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 năm học 2020-2021.

"Suốt nhiều năm công tác, cô Nụ tình nguyện đưa đón học sinh mà không đòi hỏi điều gì", ông Giang nói.

Để đến được trường mỗi ngày, cô Nụ phải đi thuyền 30 phút, sau đó đi xe máy chừng ấy thời gian. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trường Mầm non Đồng Ruộng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bình Minh


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...