Danh sách bài viết

Cô giáo bỏ việc, mở trường dạy trẻ tự kỷ vì con trai

Cập nhật: 25/10/2023

Zhou Jiakai, một thanh niên mắc chứng tự kỷ, có lịch trình hàng ngày cố định. Sau khi thức dậy, Zhou rửa mặt, đánh răng và dọn dẹp phòng. Ăn trưa xong, chàng trai 21 tuổi chợp mắt một lát, trước khi bắt đầu ngồi vẽ. Sau bữa tối, Zhou đi dạo cùng mẹ.

Zhao Weihua, mẹ của Zhou, từng cảm thấy khó chấp nhận việc con trai cô mắc chứng rối loạn này. "Lúc đầu, tôi không thể chấp nhận những gì đang diễn ra. Nhưng sau đó, tôi học được nhiều hơn, bắt đầu đối mặt với sự thực về tình trạng con mình", Zhao, 49 tuổi, nói.

Zhao phát hiện ra rằng, thách thức lớn nhất mà các phụ huynh nuôi dạy con tự kỷ gặp phải là việc giao tiếp, điều có thể dẫn tới sự đổ vỡ trong các mối quan hệ.

Zhao Weihua tương tác với một em nhỏ tại Trung tâm Huấn luyện Phục hồi chức năng Tự kỷ Starlight ở thành phố Ngân Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Zhong Peiyuan/China Daily

Zhao Weihua tương tác với một em nhỏ tại Trung tâm Huấn luyện Phục hồi chức năng Tự kỷ Starlight ở thành phố Ngân Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Zhong Peiyuan/China Daily

Theo Zhao, với việc đào tạo và phục hồi chức năng, trẻ tự kỷ có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, cũng như khả năng nhận thức, dần dần đạt đến trình độ phát triển của những trẻ khác cùng độ tuổi.

"Tuy nhiên, vấn đề giữa các cá nhân là khó giải quyết nhất bởi vì chúng xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau trong sự phát triển của trẻ. Do đó, bạn có thể mất nhiều thời gian để vượt qua", Zhao giải thích.

Trước 2005, Trung Quốc có rất ít trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ. Nếu có, các trung tâm chủ yếu tập trung vào việc huấn luyện phụ huynh thích nghi với tình trạng này của con. Zhao quyết định bỏ nghề giáo và thành lập một ngôi trường cho trẻ khuyết tật về trí tuệ ở thành phố Ngân Xuyên, khu tự trị Ninh Hạ, giúp con trai và các em tương tự học cách sống cuộc sống bình thường.

"Hy vọng ban đầu của tôi là tạo ra môi trường tốt hơn cho trẻ tự kỷ và giúp nhiều em có điều kiện học cách tương tác tốt hơn với gia đình", cô nói.

Nhưng việc thành lập một cơ sở như vậy khó khăn hơn cô nghĩ. Thử thách đầu tiên Zhao đối mặt là có được sự chấp thuận để vận hành trường học. Cô mất khoảng sáu tháng để được cấp phép.

Nguồn vốn là một thử thách khác với Zhao. Ngoài việc sử dụng tiền túi, Zhao còn phải kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng và tuyển dụng tình nguyện viên làm việc tại trung tâm.

Bên cạnh đó, tìm một địa điểm cố định cho trường cũng khiến Zhao đau đầu. Trong khoảng 2009 đến 2015, trung tâm đã đổi địa điểm sáu lần, di chuyển ra vào các khu chung cư, khu nhà ở thương mại, tầng hầm, thậm chí cả các phòng học bỏ hoang.

Năm 2015, trung tâm chuyển tới tầng ba của một trường mẫu giáo và hoạt động đến nay.

Kể từ khi thành lập, trung tâm của Zhao đã đào tạo hơn 1.500 trẻ tự kỷ, Down và các khuyết tật trí tuệ khác. Tại đây, các em được dạy nhiều kỹ năng sống cơ bản và phát triển hơn nữa khả năng hòa nhập với xã hội.

Zhao nhớ nhất trường hợp một bé gái tự kỷ mồ côi. Dì của em đã thuê căn hộ gần trung tâm để bé có thể tham gia học hàng ngày.

"Tôi rất cảm động với câu chuyện của bé gái ấy và quyết định miễn học phí cho em", Zhao kể.

Con trai Zhao cũng theo học ở trung tâm và hiện có thể tự sinh hoạt. Với năng khiếu nghệ thuật, từ đầu năm ngoái, Zhou bắt đầu vẽ tranh hàng ngày.

"Mỗi tuần, Zhou hoàn thành ba bức vẽ và dành 7 hoặc 8 giờ liên tục để vẽ xong mỗi bức. Con trai tập trung đến nỗi tôi sẽ không thể phiền nó bất cứ điều gì, trừ khi xong việc", Zhao chia sẻ.

Zhao có kế hoạch sớm tổ chức một triển lãm các bức tranh của con trai và hy vọng nâng cao nhận thức về người tự kỷ.

"Con trai là một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ nên tôi đã đi con đường khác với những người cùng trang lứa", Zhao tâm sự. "Tất cả mọi người đều gặp khó khăn, tôi cũng vậy. Trong quá khứ, tôi từng gặp nhiều thử thách và không nghĩ còn có gì khó khăn hơn. Tôi đã vượt qua những khoảnh khắc thách thức nhất của mình".

Bình Minh (Theo China Daily)


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?