Danh sách bài viết

Cô giáo vẽ lên hàng nghìn chai nước tặng bác sĩ

Cập nhật: 25/10/2023

Xung quanh cô là các loại màu, bút vẽ và hàng trăm chai nhỏ bày la liệt trên bàn. Nắn nót chỉnh sửa dòng chữ: "Bố cháu yêu các cô", "Mẹ cháu yêu các chú" và "Các bác xứng đáng có 1.000 người yêu", cô Linh bật cười.

Sáng mai, cô phải giao vài trăm chai cho phụ huynh để họ nấu các loại nước giải khát, sữa hạt gửi tặng lực lượng y tế và trực chốt khắp Hà Nội.

Cô Hồng Linh viết và trang trí thông điệp lên các chai nước uống gửi tặng y bác sĩ và lực lượng trực chốt. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô Hồng Linh viết và trang trí thông điệp lên các chai nước uống gửi tặng y bác sĩ và lực lượng trực chốt. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vài tuần qua, cô Linh tình nguyện làm đẹp cho những chai nước gửi tặng lực lượng chống dịch của nhóm thiện nguyện Chia sẻ yêu thương, gồm nhiều phụ huynh cũ. Chuyên luyện chữ đẹp, lại có khả năng hội họa, cô Linh nhận phần việc viết, vẽ. Từ lúc tham gia, cô đã hoàn thành hàng nghìn tác phẩm.

"Mỗi người có một cách đóng góp riêng để ủng hộ chống dịch. Tôi muốn gửi gắm tình cảm, sự biết ơn của mình qua những nét chữ để mỗi khi nhận được chai nước mát uống, các y bác sĩ và tình nguyện viên thấy vui", cô Linh nói.

Để chữ và hình vẽ không bị nhòe hay trôi, cô dùng loại màu 3D acrylic và mực bút khó xóa. Các dòng chữ trên chai được soạn sẵn để cô Linh lần lượt trình bày sao cho khi mang tặng, các phần quà có đủ thông điệp.

Ngoài những thông điệp "Việt Nam chiến thắng Covid", "Cảm ơn các cô chú nhiều lắm ạ", "Chúc các cô, các bác ngon miệng" hay "Đẩy lùi Covid", cô Linh trang trí thêm hình trái tim, bông hoa, lá cờ đỏ sao vàng... Cùng một thông điệp, cô thay đổi các kiểu chữ, từ viết thường, viết hoa, in nghiêng đến thư pháp để chai nước trở nên bắt mắt.

Hai ngày một lần, cô Linh giao chai đi và nhận về số chai mới. Tranh thủ chưa phải dạy, cô làm đến đêm muộn. Làm liên tục và phải ngồi một chỗ nhiều giờ khiến cô bị đau dây thần kinh liên sườn. Có dạo cô phải điều trị tại nhà không dậy nổi. Khi đã đỡ hơn, cô tiếp tục công việc vì 1.000 chai đang chờ.

Mỗi thông điệp được chăm chút thể hiện theo các loại chữ, màu sắc và kiểu dáng khác nhau trước khi món quà được mang đi tặng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mỗi thông điệp được chăm chút thể hiện bằng các loại chữ, màu sắc và kiểu dáng riêng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhà cô giống như một xưởng nghệ thuật, mỗi người phụ trách một khâu. Con trai năm nay lên lớp 8 cũng thích thú sáng tạo và chăm chút cho từng tác phẩm. "Hoạt động này cũng là một cách dạy con trai biết chia sẻ, yêu thương và trân trọng giá trị sống. Con hiểu mỗi chai nước như một liều thuốc tinh thần, giúp các cô, các bác thêm vững vàng nơi tuyến đầu", cô Linh chia sẻ.

Nhận được hơn 100 chai từ cô Linh, chị Phạm Thị Liên, ở Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, cùng hai con gái, lớp 7 và lớp 6, bắt đầu vệ sinh chai rồi phơi khô. Chị Liên là phụ huynh cũ của cô Linh, hiện công tác tại Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lúc trước khi chưa có chai cô Linh vẽ, chị và các con phải đánh vật với việc trang trí. Giờ chị bớt công đoạn, tập trung thời gian làm nước. "Cô Linh rất khéo tay lại chuyên nghiệp. Chai nước thêm đẹp, ý nghĩa hơn và người nhận được cũng cảm thấy vui hơn", chị Liên nói.

Chị Đỗ Huyền Trang, phụ trách nhóm Chia sẻ yêu thương, đánh giá cao những đóng góp của cô Linh. Mỗi chai nước chỉ khoảng 10.000 đồng, nhưng thông điệp yêu thương, động viên trên chai lại mang tới cho người nhận cảm xúc tích cực. "Các y bác sĩ và những người trực chốt chống dịch rất cảm động khi nhận được món quà này. Tình cảm và sự trân trọng của họ khiến chúng tôi có thêm động lực tiếp tục công việc", chị Trang nói.

Nhóm mang hơn 100 chai nước, sữa hạt gửi tặng lực lượng trực chốt ở khu vực cầu Phù Đổng và Sóc Sơn. Ảnh: Đỗ Huyền Trang

Nhóm Chia sẻ yêu thương mang hơn 100 chai nước, sữa hạt gửi tặng lực lượng trực chốt ở khu vực cầu Phù Đổng và Sóc Sơn. Ảnh: Đỗ Huyền Trang

Theo phụ huynh này, nhóm ưu tiên tặng nước cho các bác sĩ ở Trung tâm Cấp cứu 115, Bệnh viện Phổi Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, khu xét lấy mẫu xét nghiệm và các lực lượng tại 23 chốt chính ở Hà Nội. Hai ngày một lần, chị Trang và chồng lại lái ôtô mang hơn 500 chai nước đi tặng lần lượt. Tại mỗi chốt chính và bệnh viện, mỗi lần nhóm tặng 100-200 chai.

Khoảng một tháng nay, nhóm đã sử dụng 7.000 chai, chưa kể số được tặng. Để đảm bảo hương vị thơm ngon, nước được làm từ tối hoặc sáng sớm, đợi nguội rồi đóng chai và để lạnh. Chai nước được xếp trong thùng xốp có nước muối pha loãng và đá viên, trước khi chuyển lên ôtô. Tự làm ở nhà nên các thành viên luôn chú ý đến khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, cẩn thận trong từng công đoạn và luôn đeo khẩu trang, găng tay, thậm chí màng chắn giọt bắn.

Ngoài các món thông thường như trà chanh, chanh leo, nước gạo rang, các phụ huynh thay đổi mỗi lần bằng trà sữa thái xanh và thạch trà thái xanh, trà sữa thái đỏ và thạch trà thái đỏ hoặc sữa hạt, thạch lá dứa. Toàn bộ kinh phí làm nước đều do họ bỏ tiền túi hoặc được ủng hộ một phần. Chị Trang hy vọng hoạt động của nhóm sẽ truyền cảm hứng cho nhiều nhóm thiện nguyện khác.

"Nước lọc tại các chốt không thiếu nhưng những chai sữa hạt, trà sữa thơm ngon tự làm khiến các cô, các bác rất vui. Nhiều chốt gọi điện xin thêm và nói không nỡ bỏ chai đi vì quá đẹp", chị Trang chia sẻ.

Bình Minh


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?