Danh sách bài viết

Công ty Mỹ muốn xây "trạm xăng" trên vũ trụ

Cập nhật: 09/02/2024

Một công ty tại Mỹ có kế hoạch xây trạm xăng trên vũ trụ để tiếp nhiên liệu cho vệ tinh, giúp chúng tránh khỏi nguy cơ trở thành rác vũ trụ.

Kể từ giai đoạn đầu của kỷ nguyên vũ trụ, khi Sputnik I được phóng năm 1957, con người đã đưa hơn 15.000 vệ tinh vào quỹ đạo. Chỉ hơn một nửa vẫn còn hoạt động, số còn lại, sau khi hết nhiên liệu và ngưng hoạt động, đã bốc cháy trong bầu khí quyển hoặc trở thành rác vũ trụ.

Công ty Orbit Fab có trụ sở tại Mỹ muốn xây dựng trạm xăng trên vũ trụ
Công ty Orbit Fab có trụ sở tại Mỹ muốn xây dựng trạm xăng trên vũ trụ để tiếp liệu cho các vệ tinh. (Ảnh: CNN).

Do đó, chúng là mối đe dọa đối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và các vệ tinh khác. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ước tính rằng tính đến nay, đã xảy ra hơn 640 vụ vỡ, nổ, va chạm hoặc các sự kiện bất thường dẫn đến phân mảnh. Từ đó, hình thành một vùng rác vũ trụ quanh Trái Đất, bao gồm 36.500 vật thể kích thước hơn 10 cm và 130 triệu mảnh vỡ có đường kính lên tới 1 cm.

Kênh CNN (Mỹ) ngày 11/12 cho hay việc dọn dẹp chúng rất tốn kém và phức tạp, khi có nhiều kế hoạch cần thực hiện nhưng vẫn chưa có kết quả rõ ràng.

Một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề là ngừng tạo ra thêm nhiều rác vũ trụ, bằng cách tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh thay vì vô hiệu hóa khi chúng hết năng lượng.

CEO của công ty Orbit Fab có trụ sở tại Mỹ, ông Daniel Faber cho biết: “Hiện tại, bạn không thể tiếp nhiên liệu cho vệ tinh trên quỹ đạo”. Và công ty Orbit Fab muốn thay đổi điều này.

Khái niệm tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh trên quỹ đạo đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tiên phong vào năm 2007. Khi đó, NASA phối hợp với Cơ quan Các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến của Mỹ (DARPA) và Boeing phóng Orbital Express, một sứ mệnh liên quan đến hai vệ tinh đã tiếp cận và trao đổi nhiên liệu thành công.

Sau đó, NASA thực hiện Sứ mệnh tiếp nhiên liệu bằng robot (RRM), nhằm tìm hiểu thêm thách thức của việc tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh hiện có. NASA đang nghiên cứu tàu vũ trụ OSAM-1, dự kiến phóng vào năm 2026, để tiếp nhiên liệu cho vệ tinh quan sát Trái Đất Landsat-7. NASA cho biết OSAM-1 sẽ có tổng chi phí khoảng 2 tỷ USD. Ông Faber nhận định kế hoạch của NASA là “phẫu thuật” vệ tinh để tiếp cận ống nhiên liệu, tuy nhiên, điều này sẽ gây tốn kém.

Orbit Fab sẽ sử dụng cổng RAFTI để kết nối với các vệ tinh và tiếp liệu.
Orbit Fab sẽ sử dụng cổng RAFTI để kết nối với các vệ tinh và tiếp liệu. (Ảnh: CNN).

Orbit Fab không có kế hoạch giải quyết các vệ tinh hiện có. Thay vào đó, công ty muốn tập trung vào những sản phẩm chưa ra mắt và trang bị cho chúng một cổng tiêu chuẩn có tên gọi RAFTI, giúp đơn giản hóa đáng kể hoạt động tiếp nhiên liệu và giảm giá thành.

Orbit Fab tự quảng cáo với khẩu hiệu “trạm xăng trong không gian”, đang nghiên cứu một hệ thống bao gồm cổng nhiên liệu, tàu con thoi tiếp nhiên liệu và tàu chở nhiên liệu hoặc trạm xăng trên quỹ đạo mà tàu con thoi có thể lấy nhiên liệu từ đó. Orbit Fab rao giá 20 triệu USD cho việc cung cấp hydrazine, chất đẩy vệ tinh phổ biến nhất, trên vũ trụ.

Khách hàng tư nhân đầu tiên của Orbit Fab là Astroscale, một công ty dịch vụ vệ tinh của Nhật Bản đã phát triển vệ tinh đầu tiên được thiết kế để tiếp nhiên liệu có tên LEXI. Nó sẽ được gắn các cổng RAFTI và dự kiến ra mắt vào năm 2026.

Giáo sư dự bị Simone D'Amico tại Đại học Stanford (Mỹ) đánh giá dịch vụ trên quỹ đạo là một trong những chìa khóa để đảm bảo phát triển vũ trụ an toàn và bền vững. Ông D'Amico cũng cho rằng có nhiều lý do khiến điều này không xảy ra sớm hơn. Một trong số đó là do công nghệ phục vụ trên quỹ đạo giờ đây mới trở nên khả thi về mặt kinh tế do tiến bộ trong việc thu nhỏ vệ tinh.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.