Danh sách bài viết

Dạy kiến thức kinh tế trong trường phổ thông

Cập nhật: 13/12/2017

Có kiến thức về kinh tế, mỗi người sẽ quản lý tài chính cá nhân tốt hơn và biết cách đối phó nhiều tình huống của cuộc sống. Đây là một trong những lý do mà các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần đưa việc giảng dạy kiến thức kinh tế vào trường học ngay từ bậc phổ thông.

Có kiến thức về kinh tế, mỗi người sẽ quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, tự chủ và biết cách đối phó trong nhiều tình huống của cuộc sống, tránh được những rủi ro không đáng có. Đây là một trong những lý do khiến các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần đưa việc giảng dạy kiến thức kinh tế vào trường học ngay từ bậc phổ thông.

Lớp học về tư duy tài chính và kinh doanh tại Trường THCS&THPT Tạ Quang Bửu. 
Ảnh: Lương Tuyết

TS Phùng Đức Tùng - Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Mekong -cho rằng, người dân được trang bị kiến thức về kinh tế sẽ hiểu vòng đời tiêu dùng diễn ra như thế nào để có chiến lược rõ ràng cho thu nhập của mình. Chẳng hạn, dưới 30 tuổi là thời gian con người đầu tư cho học hành để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng. Sau 30 tuổi, khi thu nhập cá nhân đạt mức cao nhất, họ cần tích lũy để phục vụ cho tiêu dùng giai đoạn từ 60 tuổi trở đi khi họ nghỉ hưu.

Theo TS Tùng, “Không nhiều người Việt có được tư duy tốt về điều này. Vì thế, lúc trẻ họ vay nợ nhiều, chi tiêu thiếu khoa học dẫn đến về sau gia đình thiếu thốn, bản thân nghèo đói, tạo gánh nặng cho người khác”.


Ở nhiều nước trên thế giới, kiến thức kinh tế được dạy cho trẻ em từ bậc mẫu giáo và trở thành môn học bắt buộc ở các bậc cao hơn. Học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông, dù học bất cứ ngành gì, làm bất cứ công việc nào cũng có sẵn kiến thức nền tảng, biết tính toán các vấn đề liên quan đến kinh tế trong cuộc sống. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, các kiến thức kinh tế mới được dạy ở một số trường phổ thông theo dự án của các tổ chức phi chính phủ và được coi là môn học ngoại khóa.

Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch đưa kiến thức kinh tế vào giảng dạy ở trường phổ thông, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, trước hết theo lối học lồng ghép, sau đó như một môn học tự chọn bắt buộc. Vậy kiến thức kinh tế sẽ được truyền đạt ra sao để học sinh không cảm thấy bị buồn chán hay quá tải?

Những em bé mới biết mặt chữ sẽ được tiếp cận với tư duy tiền tệ như thế nào để cảm thấy hứng thú và nhận thức được giá trị của đồng tiền? Điều này cần sự nghiên cứu kỹ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng sự tham vấn của các chuyên gia để kế hoạch nói trên phát huy ý nghĩa như kỳ vọng.

Ngọc Dung - khoahoctot.vn

Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?