Danh sách bài viết

​Dạy trẻ theo phương pháp tích cực

Cập nhật: 22/10/2022

Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực giáo dục, ông Lester Stephens - Hiệu trưởng Trường Mẫu Giáo và Tiểu học Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP - TP HCM) nhấn mạnh, thay vì áp dụng hình phạt với trẻ, phương pháp giáo dục tích cực sẽ mang lại hiệu quả lâu dài.

Dựa trên những đặc điểm về sinh lý, cảm xúc, các nhà tâm thần học đã phác thảo một mô hình nhằm xác định vùng tâm trí của con người bao gồm: vùng xanh (blue zone) và vùng đỏ (red zone).

Khi bộ não đang trong trạng thái đóng băng, sợ hãi, thất vọng..., con người có những hành vi mang tính bản năng, không thể kiểm soát. Đó là lúc tâm trí đang trong vùng đỏ. Ngược lại, khi ở vùng xanh, não bộ sẽ tiết ra nhiều hormone hạnh phúc giúp con người cảm thấy bình tĩnh, tự tin, có khả năng tự nhận thức cao và điều khiển hành vi có chủ đích.

Từ khái niệm trên, thầy Lester cho biết, hành động áp dụng "công lý trừng phạt" (Retributive Justice), tức phạt khi trẻ làm sai, có thể tạo cho trẻ cảm giác sợ hãi, xấu hổ và khi gặp tình huống tương tự trẻ có thể không hành động như trước.

Ông Lester tương tác cùng học sinh. Ảnh: ISSP

Ông Lester tương tác cùng học sinh. Ảnh: ISSP

Mặt khác, nếu những hình phạt đưa ra quá khắc nghiệt, gây cảm giác tiêu cực, cơ chế tự vệ của não bộ sẽ đưa trẻ về vùng đỏ. Vì vậy, xét về tính hiệu quả, muốn giúp trẻ kích hoạt vùng xanh, phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến "công lý phục hồi" (Restorative Justice).

Quan điểm về "công lý phục hồi" không tập trung vào áp dụng hình phạt. Thay vào đó, cha mẹ sẽ đồng hành và giúp trẻ học tập từ chính những hành động của mình. Hiệu trưởng trường ISSP cho biết, khi học sinh có những hành vi không chuẩn mực, thay vì xử lý theo đúng nội quy đề ra, giáo viên sẽ luôn dành nhiều câu hỏi để tạo sự kết nối trước tiên.

Ví dụ như chuyện gì đã xảy ra, lúc đó con đang nghĩ gì, ai đã bị con làm tổn thương, con có muốn làm điều gì ngay bây giờ không... bằng nhiều cách khác nhau. Qua đây, nhà trường tạo ra cơ hội để học sinh học cách chịu trách nhiệm với hành động của mình và trao quyền để các em có cơ hội điều chỉnh hành vi.

"Đó là cách chúng tôi thực hành công lý phục hồi tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl. Theo tôi, phương án lâu dài nhất là tạo ra sự thay đổi ở một đứa trẻ", ông nói thêm.

Giáo viên ISSP đồng hành cùng trẻ trong mọi hoạt động. Ảnh: ISSP

Giáo viên ISSP đồng hành cùng trẻ trong mọi hoạt động. Ảnh: ISSP

Thầy Lester Stephens cũng khuyên phụ huynh không sử dụng hình phạt khắc nghiệt để điều chỉnh hành vi có vấn đề. Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nhận diện và tìm cách giải quyết vấn đề trên cơ sở đồng cảm, chia sẻ, quan tâm. Đây là một khía cạnh của phương pháp giáo dục tích cực, tập trung vào nuôi dưỡng sự phát triển nội lực cốt lõi bên trong của trẻ.

Để dạy con cái tích cực, yếu tố cơ bản đầu tiên là cha mẹ phải biết cách quản lý tốt cảm xúc của mình. Bởi lẽ, cảm xúc rất dễ lây lan, tâm trí cha mẹ đang ở vùng đỏ, con trẻ cũng dễ bị rơi vào hiện trạng này.

"Cha mẹ cần chú ý ngủ đủ giấc, ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục điều độ để bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình", ông nói thêm.

Học sinh ISSP chủ động học tập, chia sẻ. Ảnh: ISSP

Học sinh ISSP chủ động học tập, chia sẻ. Ảnh: ISSP

Khi bị tác động bởi những cảm xúc mạnh mẽ bên trong như lo lắng, sợ hãi, tức giận... tâm trí trẻ sẽ dần bước vào vùng đỏ, dẫn tới phát sinh có một số hành vi không chuẩn mực. Vì vậy, Hiệu trưởng trường ISSP khuyến khích cha mẹ dạy trẻ gọi tên cảm xúc và nhận diện trạng thái bên trong để tự điều chỉnh hành vi.

Bên cạnh đó, việc thảo luận một bộ quy tắc về những điều được và không được phép vi phạm, những hình thức kỷ luật đi kèm sẽ giúp trẻ xây dựng tinh thần trách nhiệm rất cao. Hình thức này chỉ đạt hiệu quả khi cha mẹ và người thân cũng nghiêm chỉnh thực hiện để làm gương cho trẻ.

Cuối cùng, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để lắng nghe, trò chuyện và chơi cùng trẻ. Việc phát triển mối quan hệ lành mạnh với trẻ, tạo cảm giác an toàn, tin tưởng là những chìa khóa quyết định sự thành công của phương pháp dạy con tích cực.

Nhật Lệ


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?