Danh sách bài viết

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ Văn Lớp 11 trường THCS Nguyễn Thái Bình

Cập nhật: 22/07/2020

1.

Năm 1858 chưa thể được xem như một dấu mốc bắt đầu quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, bởi vì

A:

từ năm 1858 đến hết thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới chỉ hoạt động về quân sự.

B:

năm 1858 chưa bắt đầu một sự thay đổi sâu sắc về cơ cấu xã hội Việt Nam, chưa có tiền đề cho sự hiện đại hóa văn học.

C:

từ năm 1858 đến hết thế kỉ XIX, thực dân Pháp chưa tiến hành khai thác thuộc địa.

D:

năm 1858 mới chỉ là năm thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta.

Đáp án: B

2.

Ở khu vực văn học không công khai, đáng chú ý hơn cả là

A:

thơ văn Đông Kinh nghĩa thục.

B:

thơ văn của các chiến sĩ sáng tác trong tù.

C:

thơ văn cách mạng vô sản thời kì Mặt trận Dân Chủ Đông Dương những năm 1936 - 1939.

D:

thơ văn của quần chúng tham gia phong trào yêu nước.

Đáp án: B

3.

Trong chặng đường thứ hai (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945), "tuy chưa thể thật sự làm nên một cuộc cách mạng trong thơ, nhưng với ông, lần đầu tiên thơ Việt Nam có những tác phẩm phóng túng, tràn đầy tình cảm, cảm xúc,..."cái tôi" cá nhân của nhà thơ được bộc lộ một cách khá chân thành và tự do". Đó là nhà thơ

A:

Á Nam Trần Tuấn Khải.

B:

Tản Đà.

C:

Xuân Diệu.

D:

Huy Cận.

Đáp án: B

4.

"Ngay cả lúc linh hồn muốn rời bỏ trần gian để bay lên cõi siêu nhiên...thì người ta vẫn thấy rõ ở đó một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế".

A:

Chế Lan Viên.

B:

Xuân Diệu.

C:

Hàn Mặc Tử.

D:

Huy Cận.

Đáp án: C

5.

Tác giả Hoài Thanh nhận xét ông là "người của hai thế kỉ". Ông là nhà thơ nào?

A:

Tản Đà.

B:

Xuân Diệu.

C:

Tố Hữu.

D:

Phan Bội Châu.

Đáp án: A

6.

Sự khác biệt chủ yếu và quan trọng nhất giữa hai bộ phận văn học phát triển hợp pháp (bộ phận văn học công khai) và văn học phát triển bất hợp pháp (bộ phận văn học không công khai) trong giai đoạn 1900-1945 là

A:

có hoặc chưa có những đóng góp mang ý nghĩa quyết định đối với quá trình hiện đại hóa văn học thời kì này.

B:

được hoặc không được đăng tải công khai.

C:

có hoặc không có điều kiện đầu tư công sức vào nghệ thuật.

D:

có hoặc không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chế độ thực dân.

Đáp án: D

7.

"Với hàng chục tác phẩm tương đối bề thế được ấn hành từ khoảng năm 1913 đến năm 1930", ông là cây bút tiểu thuyết nổi bật ở trong Nam. Ông là

A:

Hoàng Ngọc Phách.

B:

Nguyễn Bá Học.

C:

Trọng Khiêm.

D:

Hồ Biểu Chánh.

Đáp án: D

8.

Thể loại nào du nhập từ phương Tây lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam?

A:

Truyện ngắn.

B:

Tùy bút, bút kí.

C:

Kịch nói.

D:

Tiểu thuyết.

Đáp án: C

9.

Hạn chế cơ bản của xu hướng văn học lãng mạn là gì?

A:

Ít gắn trực tiếp với đời sống xã hội chính trị của đất nước, đôi khi sa vào khuynh hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

B:

Nội dung các tác phẩm xoay quanh cuộc sống của cá nhân, ít quan tâm đến xã hội.

C:

Không thể hiện được vai trò tiên phong trong công cuộc chống sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá ngoại lai.

D:

Qúa đề cao cái tôi cá nhân, ít chú trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Đáp án: A

10.

Đặc điểm nào sau đây chủ yếu thuộc về phương diện hình thức, phương tiện nghệ thuật của văn học hiện thực chủ nghĩa Việt Nam 1900 -1945?

A:

Các thể văn đặc biệt thích hợp của chủ nghĩa hiện thực là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.

B:

Thường đi vào các đề tài xã hội với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo.

C:

Công cụ và phương thức phản ánh đời sống quan trọng của văn học hiện thực chủ nghĩa là các hình tượng điển hình.

D:

Chú trọng diễn tả, phân tích, lí giải một cách chân thực, chính xác bức tranh hiện thực xã hội.

Đáp án: A

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59