Danh sách bài viết

Đề nghị Quốc hội xem xét giao Bộ Giáo dục làm sách giáo khoa

Cập nhật: 22/09/2023

Theo Nghị quyết giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ban hành ngày 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa theo Nghị quyết số 88/2014, là "chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước, nhất là việc quản lý, cập nhật, phát triển nội dung giáo dục phổ thông; quản lý, điều tiết giá sách giáo khoa".

Việc thẩm định, tiếp thu, chỉnh sửa sách giáo khoa chưa chặt chẽ, dẫn tới còn sai sót về nội dung ở 18 cuốn sách giáo khoa, nhất là sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6, Lịch sử lớp 11.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chính trong những tồn tại nêu trên, đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 88 về việc giao Bộ này tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Cơ quan này cũng yêu cầu xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Về mặt tích cực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá nội dung sách giáo khoa hiện tại bám sát yêu cầu của chương trình mới, huy động được đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có trình độ, uy tín, kinh nghiệm.

Sách giáo khoa lớp 2 được sử dụng trong năm học 2021-2022. Ảnh: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Sách giáo khoa lớp 2 được sử dụng trong năm học 2021-2022. Ảnh: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bắt đầu từ năm 2013. Năm 2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết 88, nêu rõ ngoài chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ với kinh phí 16 triệu USD từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo không làm được việc.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ này, hồi năm 2019 cho biết ban đầu có hai phương án, giao Nhà xuất bản Giáo dục hoặc chọn một hãng tư vấn (nhà xuất bản) để làm sách. Cả hai đều không thực hiện được do vướng các quy định của pháp luật Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Sau đó, Bộ báo cáo Thủ tướng về phương án tuyển chọn tác giả để tổ chức biên soạn nhưng cũng không xong vì hầu hết đã ký hợp đồng với các nhà xuất bản.

Năm 2020, lộ trình thay sách giáo khoa được thực hiện, đầu tiên ở lớp 1. Đến năm học này, việc thay sách ở cấp tiểu học đến lớp 4, cấp THCS đến lớp 8, cấp THPT đến lớp 11 và sẽ hoàn tất vào năm 2025.

Hiện thị trường có ba bộ sách giáo khoa của hai nhà xuất bản và một số sách lẻ. Với 12 triệu học sinh, 9 khối lớp đã sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu mới theo chương trình 2018, hàng trăm triệu bản sách đã được xuất bản.

Đề xuất nghiên cứu giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đã được thảo luận nhiều lần. Tại phiên giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông chiều 14/8, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình.

"Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt. Vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của nhà nước hay không?", Bộ trưởng Sơn đặt câu hỏi. Ông Sơn cho rằng việc Bộ biên soạn sách không chỉ ảnh hưởng tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà ngành đang hướng tới.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đắc Vinh, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, không đồng tình. Theo ông Vinh, chương trình chỉ quy định khung kiến thức, còn nội dung kiến thức phổ thông cũng đặc biệt quan trọng, được thể hiện cụ thể ở sách giáo khoa.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng xã hội hóa nhưng vẫn phải bảo đảm nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Do đó, ông đề nghị Bộ này thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Nghị quyết 88 là biên soạn bộ sách giáo khoa của nhà nước.

Sơn Hà


Nguồn: / Theo Vnexpress

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?