Cập nhật: 14/12/2022
Đề bài:
Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Lời giải chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả Xuân Quỳnh
- Giới thiệu khát quát về bài thơ Sóng
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng
* Phân tích
- Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng cũng giống như điểm khởi đầu bí ẩn của tình yêu:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
- Nhân vật trữ tình tự nhận thức về tình yêu trong lòng mình, tự soi vào lòng mình để tìm lời giải đáp cho sự khởi nguồn của tình yêu để rồi em bất ngờ thú nhận bằng một sự chân thành, tự nhiên và rất phụ nữ:
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
- Ngay cả Xuân Diệu “ông hoàng thơ tình” cùng từng phải khẳng định:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng gió nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu
→ Như vậy, tình yêu đến với mỗi con người như một điều kì diệu vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhận thức và lý trí. Đó chính là điều kỳ diệu và bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn vĩnh cửu của tình yêu.
- Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.
- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.
→ Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.
3. Kết luận
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Nguồn: https://loigiaihay.com/de-kiem-tra-45-phut-ki-i-ngu-van-12-de-so-10-co-loi-giai-chi-tiet-a83439.html /