Danh sách bài viết

Đề thi trắc nghiệm học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 10 trường Thpt Chu Văn An

Cập nhật: 11/08/2020

1.

Về cách lập luận của bài Cáo của Nguyễn Trãi, nhận xét nào dưới đây không đúng?

A:

Các sự kiện, chi tiết được đề cập tới không cụ thể, chi tiết mà thiên về khái quát, trừu tượng nhằm thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

B:

Các phần, các đoạn liên kết rất chặt chẽ với nhau.

C:

Sắp xếp bố cục theo trình tự phát triển của các sự kiện.

D:

Sợi dây liên hệ xuyên suốt các phần là tư tưởng nhân nghĩa.

Đáp án: A

2.

Chân lí nào không được rút ra qua lời của các bô lão và của khách (từ câu "Rồi vừa đi vừa ca rằng" đến hết) trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu?

A:

Chỉ có "đức cao" mới có thể bảo vệ nền thái bình vững chắc của đất nước.

B:

Sông Bạch Đằng luôn luôn rộng lớn, tồn tại và con người hãy ngao du thưởng ngoạn hết mình.

C:

Những người anh hùng có công với nước luôn lưu danh thiên cổ.

D:

Kẻ thù xâm lược phi nhân nghĩa bao giờ cũng tự chuốc lấy thất bại.

Đáp án: B

3.

Đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã khắc họa thành công hình ảnh Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở hai phương diện lớn. Đó là những phương diện gì?

A:

Nhân cách và sự nghiêm minh.

B:

Tài năng và lòng ái quốc.

C:

Tài năng và lòng trung quân.

D:

Tài năng và nhân cách.

Đáp án: D

4.

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi bao nhiêu của Tam quốc diễn nghĩa?

A:

Hồi 25.

B:

Hồi 23.

C:

Hồi 28.

D:

Hồi 21.

Đáp án: C

5.

Thành công nghệ thuật tiêu biểu nhất của đoạn trích Hồi trống Cổ Thành là gì?

A:

Tạo tình huống giàu kịch tính giúp bộc lộ nổi bật tính cách của nhân vật.

B:

Chi tiết tiêu biểu, chọn lọc, sinh động.

C:

Miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật.

D:

Sử dụng rất điêu luyện thủ pháp đối lập để khắc họa tính cách nhân vật.

Đáp án: A

6.

Dòng nào không nêu đúng đặc điểm của nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?

A:

Tác giả chú trọng xây dựng ngôn ngữ nhân vật để thể hiện đậm nét tính cách các nhân vật đó.

B:

Tác giả tập trung miêu tả chi tiết, sinh động đặc điểm ngoại hình nhân vật.

C:

Tác giả miêu tả thái độ, cử chỉ, hành động của nhân vật trước những sự kiện, tình huống cụ thể để làm nổi bật tính cách nhân vật

D:

Tác giả đưa ra những đánh giá, nhận xét trực tiếp về phẩm chất của nhân vật.

Đáp án: B

7.

Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, thái độ thản nhiên của Tử Văn khi chàng nghe những lời đe dọa của viên Bách hộ không chứng tỏ điều gì?

A:

Lòng tự tin vào chính nghĩa của nhân vật.

B:

Sự khinh bạc của nhân vật. 

C:

Bản lĩnh cứng cỏi của nhân vật.

D:

Sự thông minh, tài ứng phó linh hoạt của nhân vật.

Đáp án: D

8.

Hình thức đối (đối giữa các đoạn thơ, các câu thơ câu, đối trong nội bộ một cụm từ, một câu) trong đoạn trích Nỗi thương mình của Nguyễn Du không nhằm tạo tác dụng gì?

A:

Làm cho lời thơ khúc triết, tạo được nhiều ấn tượng hơn.

B:

Việc sử dụng hình thức đối khiến cho nhịp thơ có thể thay đổi linh hoạt, diễn tả sinh động, chính xác những cung bậc tâm trạng khác nhau của nhân vật.

C:

Là những điểm nhấn trong câu thơ có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt.

D:

Sự đối xứng trong hình thức thơ góp phần thể hiện sự đối lập trong nội dung bài thơ: đối lập giữa cuộc sống bề ngoài phong lưu, thác loạn chốn lầu xanh với sự thấm thía, đau xót, sự ý thức sâu sắc về nhân phẩm của Kiều.

Đáp án: B

9.

Qua lời bình luận của các bô lão và của nhân vật Khách trong bài phú Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, có thể khẳng định yếu tố nào sau đây giữ vai trò quan trọng nhất trong việc làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng?

A:

Nhờ trời đất linh thiêng phù hộ.

B:

Nhờ địa thế sông núi có lợi cho ta.

C:

Nhờ có con người tài giỏi.

D:

Nhờ có quân đội hùng mạnh.

Đáp án: C

10.

Tác phẩm Chinh phụ ngâm ra đời trong bối cảnh lịch sử, văn hóa xã hội nào?

A:

Ra đời vào thời Lê Trung Hưng, lúc phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên mạnh mẽ đã khơi dậy tư tưởng tự do, khát vọng hạnh phúc trong đời sống xã hội và trong văn học.

B:

Ra đời vào cuối thế kỉ XVIII lúc các cuộc chinh chiến triền miên đã xô đẩy đàn ông vào vòng binh lửa, đàn bà vào cảnh phòng đơn gối chiếc, cô quả, tàn phai.

C:

Ra đời vào cuối thế kỉ XVIII khi tác giả thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với tình cảnh của những người chinh phụ trong hoàn cảnh chiến tranh liên miên, quyền hạnh phúc lứa đôi của con người bị chà đạp

D:

Ra đời vào giữa thế kỉ XVIII lúc phong trào phản chiến của nhân dân ngày càng mạnh mẽ gắn với sự thức tỉnh ý thức, khát vọng về quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc của con người

Đáp án: D

11.

Câu thơ "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" (trích Trao duyên của Nguyễn Du) diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?

A:

Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.

B:

Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này.

C:

Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.

D:

Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.

Đáp án: A

12.

Xét về nghệ thuật kể chuyện, đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn do Ngô Sĩ Liên biên soạn được kể theo trình tự nào?

A:

Trình tự không gian.

B:

Trình tự của không gian.

C:

Trình tự thời gian.

D:

Trình tự không gian kết hợp với trình tự thời gian.

Đáp án: B

13.

Nguyễn Trãi buộc phải từ quan về ở ẩn vì:

A:

sau khi đã hết lòng phò tá Lê Lợi thực hiện thành công sự nghiệp đánh đuổi quân xâm lược, ông thấy mình đã hoàn thành ước vọng, hoài bão lớn nhất của cuộc đời.

B:

vốn là một con người ưa tự do, phóng túng, ông không muốn bị giàng buộc bởi chốn quan trường, danh lợi.

C:

vốn là người ngay thẳng, cương trực, ông bị bọn nịnh thần ghen ghét tìm đủ mọi cách gièm pha, hãm hại.

D:

ông cảm thấy mệt mỏi và không còn phù hợp với thời kì mới, chế độ mới.

Đáp án: C

14.

Hành động của Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thể hiện tính cách gì ở nhân vật này?

A:

Khí khái.

B:

Nóng nảy, trọng lẽ phải.

C:

Nóng nảy, suy nghĩ đơn giản.

D:

Trung nghĩa.

Đáp án: B

15.

Trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, dịch giả đã sử dụng bút pháp chủ yếu gì?

A:

Tả cảnh ngụ tình.

B:

Độc thoại nội tâm.

C:

Tả cảnh.

D:

Tả tình.

Đáp án: A

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1043 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59