Danh sách bài viết

Đề thi văn học cơ bản số 1

Cập nhật: 03/07/2020

1.

Ai là thần ánh sáng, thần thi ca, thần âm nhạc, thần tiên tri trong thần thoại Hy Lạp?

A:

Ares

B:

Apollo

C:

Hera

D:

Athena

Đáp án: B

  • Apollo (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp, thường được thể hiện dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia. Thần là con ngoại hôn của Dớt và tiên nữ Leto. Em song sinh của Apollo là nữ thần săn bắn Artemis. Trong các tác phẩm của Homer, Apollo thường được gọi là vị thần bắn xa muôn dặm. Trong thời kỳ sau Apollo thường được đồng nhất với thần Mặt Trời Helios.

2.

Ai là người được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm?

A:

Đoàn Thị Điểm

B:

Hồ Xuân Hương

C:

Nguyễn Thị Hinh

D:

Xuân Quỳnh

Đáp án: B

  • Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng sống vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

3.

Các nhân vật lịch Sử: Anh hùng Núp, Nguyễn Văn Trỗi, Chị Út Tịch, Chị Sứ lần lượt xuất hiện trong các văn bản văn học nào?

A:

Sống như anh, Đất nước đứng lên, Người mẹ cầm súng, Hòn đất

B:

Một chuyện chép ở bệnh viện,Sống như anh,Hòn đất,Người mẹ cầm súng

C:

Đất nước đứng lên,Sống như anh,Người mẹ cầm súng, Hòn đất

D:

Đất nước đứng lên,Sống như anh,Hòn đất,Người mẹ cầm súng

Đáp án: C

4.

Tác phẩm "Chí Phèo " của Nam Cao được đổi tên mấy lần?

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: B

  • Nam Cao (1915 - 1951) là bút danh của Trần Hữu Tri. Quê ở Đại Hoàng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước 1945, dạy học, viết văn, 1943 gia nhập Hội Văn Hóa Cứu quốc. Tham gia cướp chính quyền ở địa phương, 1946 làm phóng viên mặt trận miền Nam Trung Bộ. Sau đó lên Việt Bắc làm công tác Văn nghệ, 1951 hy sinh tại vùng địch hậu Liên khu III.

    Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạnh. Tác phẩm gồm có trên 60 truyện ngắn và 1 tiểu thuyết Sống mòn, Chí Phèo, Lão Hạc, Mua nhà, Đời thừa… là những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao. Sau Cách mạng Nam Cao viết chưa được nhiều vì ông hy sinh quá sớm: truyện ngắn Đôi mắt, Nhật ký ở rừng, Chuyện Biên giới.
  • Lúc đầu, Nam Cao đặt tên truyện là Cái lò gạch cũ. Nhà xuất bản Đời mời năm 1941, đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Năm 1946 trong tập Luống cày do Hộ Văn hóa cứu quốc xuất bản, tác giả đổi tên truyện thành Chí Phèo.

    Truyện Chí Phèo nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo, lương thiện bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không có lối thoát.

5.

Bạn cho biết truyền thuyết nào thuộc thời kỳ Âu Lạc?

A:

An Dương Vương

B:

Thánh Gióng

C:

Sơn Tinh-Thủy Tinh

D:

Lạc Long Quân-Âu Cơ

Đáp án: A

  • Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...
  • Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...

6.

Ai là người đầu tiên trở thành tỷ phú đô la Mỹ nhờ viết sách?

A:

Oprah Gail Winfrey

B:

Ingvar Kamprad

C:

Carlos Slim Helú

D:

J. K. Rowling

Đáp án: D

  • Joanne Rowling, OBE (sinh ngày 31 tháng 7 năm 1965) là tiểu thuyết gia người Anh, tác giả bộ truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter với bút danh J. K. Rowling. Bộ sách này được hàng triệu độc giả già trẻ trên thế giới yêu thích, nhận được nhiều giải thưởng liên tiếp và đến năm 2005 bán được 300 triệu bản trên toàn thế giới. Vào năm 2006, tạp chí Forbes xem bà là người phụ nữ giàu thư hai trong lĩnh vực nghệ thuật giải trí chỉ sau Oprah Winfrey.
  • Oprah Gail Winfrey (sinh ngày 29 tháng 1 năm 1954) là người dẫn chương trình đối thoại trên truyền hình (talk show host) và là nhà xuất bản tạp chí, cũng từng đoạt giải Emmy dành cho người Mỹ gốc Phi. Winfrey là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỉ phú và được xem là một trong những nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tháng 9 năm 2006, Oprah Winfrey được chọn bởi tạp chí Forbes để đưa vào danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 14
  • Carlos Slim Helú (sinh ngày 28 tháng 1, 1940 tại Thành phố Mexico) là nhà thương nhân Mexico. Theo Forbes, ông là người giàu thứ hai trên thế giới, cũng là người duy nhất thuộc châu Mỹ Latinh trong danh sách 20 người giàu nhất thế giới mới được công bố.
  • Ingvar Kamprad (sinh ngày 30 tháng 3, 1926) là nhà tư bản công nghiệp Thụy Điển. Ông sáng lập ra dãy cửa hàng cung cấp trang bị đồ đạc trong nhà bán lẻ IKEA, năm 1943.

7.

Bạn cho biết tác phẩm nào được viết và đóng thành sách nặng nhất ở Việt Nam?

A:

Lục Vân Tiên

B:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

C:

Số Đỏ

D:

Truyện Kiều

Đáp án: D

  • Truyện Kiều là tác phẩm được viết và đóng thành quyển sách nặng nhất ở Việt Nam donhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện. Truyện nặng 50 kg, làm trên trên khổ giấy 1 m × 1,6 m và hiện được trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác vào cuối thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam.
  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu (hay còn gọi là cụ Đồ Chiểu) theo thể loại văn biền ngẫu, với bố cục gồm bốn phần: lung khởi, thích thực, ai điếu, ai vãn.
  • Số đỏ là cuốn tiểu thuyết rất thành công trong sự nghiệp sáng tác văn học của Vũ Trọng Phụng.

8.

Loại cờ nào nhắc đến trong truyện Kiều của Nguyễn Du?

A:

Cờ tướng

B:

Cờ vua

C:

Cờ vây

D:

Cờ Othello

Đáp án: C

  •     ...Khi hương sớm khi trà trưa
        Bàn Vây điểm nước, đường tơ họa đàn
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên....

                Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Trong ca dao, tục ngữ

            Nỗi về nỗi ở chưa xong
            Bối rối trong lòng như đánh cờ vây.
  • Cờ Othello: cờ này có hình dáng quân cờ cũng tương tự như cờ vây, các quân cờ hình tròn dẹt giống hệt nhau, mỗi quân có màu đen và trắng ở mỗi mặt. Các quân cờ được đặt vào những ô cờ, chứ không phải đặt vào những điểm giao nhau như trong cờ vây. Tuy nhiên, cờ này có luật chơi đơn giản hơn và mục đích là biến các quân cờ đối thủ thành quân cờ của mình, càng nhiều càng tốt. Khi bắt được quân cờ của bên kia, quân cờ đó sẽ được lật mặt và trở thành quân cờ bên này.

9.

Trong tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh Kí của nhà văn Kim Dung viết năm 1972, Nhân vật này đã được xây dựng là một hoàng đế kiệt xuất, văn võ song toàn. Bạn cho biết nhân vật này là ai?

A:

Tần Thủy Hoàng

B:

Từ Hy Thái Hậu

C:

Hoàng Đế Khang Hi

D:

Hoàng đế Ung Chính

Đáp án: C

  • Khang Hi còn biết tiếp thu văn hóa phương Tây, ông thường tiếp các sứ thần phương Tây và vào năm 1732 ông gửi một số thanh niên Trung Quốc sang Pháp du học. Ông biết chơi violon, thích sử dụng đồng hồ Tây phương.
  • Trong tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh Kí của nhà văn Kim Dung viết năm 1972, Khang Hi đã được xây dựng là một hoàng đế kiệt xuất, văn võ song toàn bên cạnh nhân vật hư cấu Vi Tiểu Bảo. Tuy nhiên tác phẩm cũng có những chi tiết thực như diệt trừ Ngao Bái, chiến tranh với Nga, Mông Cổ.

10.

"Hành lộ nan" ,"Tĩnh dạ tư", "Thái liên khúc" là những bài thơ của tác giả nào sau đây?

A:

Lý Bạch

B:

Từ Ngưng

C:

Ngô Quân

D:

Đỗ Phủ

Đáp án: A

Lý Bạch (701- 762) là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên.
Theo lời Lý Bạch kể lại, thì ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường.
Lý Bạch có 4 đời vợ, sinh 3 trai, 1 gái. Bản tính phóng túng ham chơi, ông thường không quan tâm đến gia đình, may là có Đường Minh Hoàng chiếu cố cung ứng cho gia đình không đến nỗi thiếu thốn.
Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên, Lý Trích Tiên...

11.

Đôi câu đối sau đây làm cho một người phụ nữ khóc chồng. Đố biết chồng của bà ta làm nghề gì? 
Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ. 
Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.

A:

Thợ nhuộm

B:

Thợ xẻ

C:

Thợ hàn

D:

Thợ mộc

Đáp án: A

Bên cạnh nhà Nguyễn Khuyến, có người làm nghề nhuộm rất khéo nên khách hàng đến thuê nhuộm luôn đông đúc, vải lụa phơi trước nhà anh ngày nào cũng rực rỡ đủ màu:xanh, vàng, đỏ, tím.
Chẳng may một hôm anh ốm rồi chết, để lại vợ trẻ với một mụn con thơ. Người vợ chạy sang nhà Nguyễn Khuyến xin đôi câu đối khóc chồng:
Yên Đổ lấy bút giấy, viết ngay hai câu đối trên, thế là có đủ: thắm, tía, đen, điều, đỏ rồi lại: vàng. hồng, trắng, tím, xanh, hầu hết các màu sắc trong tay người thợ nhuộm, không những thế, câu đối còn nói rõ được tình cảm gia đình người chết, nói rõ được mối tình thắm thiết của người vợ khóc chồng.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

12.

Quê hương của Thạch Sanh ở đâu?

A:

Huyện Thuận Thành

B:

Huyện Châu Thành

C:

Quận Cao Bình

D:

Quận Tân Thành

Đáp án: C

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống. Việc làm của gia đình họ Thạch thấu đến trời, Ngọc Hoàng cho Thái tử đầu thai xuống trần làm con nhà họ Thạch. Thạch bà thụ thai ba năm, chưa sinh con thì Thạch ông mất. Sau đó, Thạch bà sinh một con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Thạch Sanh. Cách ít năm sau, Thạch bà cũng mất, Thạch Sanh sống côi cút một mình trong túp lều tranh dưới gốc đa với một mảnh khố che thân và một cái búa đốn củi.

13.

Tác phẩm nào sau đây lên án chế độ nô lệ ở Mỹ vào thế kỷ 19?

A:

Nhà tài chính

B:

Chiếc lá cuối cùng

C:

Cuốn theo chiều gió

D:

Túp lều bác Tom

Đáp án: A

14.

Người hiện thân cho sức mạnh và vẻ đẹp của người Hy Lạp trong trường ca “Illiat và Odyssey”:

A:

Thần Dớt (Zeus)

B:

Odixe (Odyssey)

C:

Hecquyn (Hercules)

D:

Asin (Achilles)

Đáp án: D

Achilles là con của Thetis, nữ thần biển, với vua Hy Lạp Peleus, có mẹ thì bất tử nhưng bố là người trần, vì thế Achilles cũng sẽ như bố, không sống mãi mãi được.Khi Achilles được sinh ra đã được tiên tri là chàng sẽ chết trong chiến trận. Để giúp sự trường tồn của con, Thetis đã dốc ngược người cậu bé, hai tay giữ bằng gót chân, rồi nhúng cả người cậu vào nước sông Styx, vậy cả người Achilles là mình đồng da sắt, chỉ có gân nơi gót chân là yếu vì không được nhúng nước. Peleus thấy cảnh đó tưởng vợ mình giết con bèn giật lại Achilles từ tay vợ. Trong lúc giằng co, xương ống chân của chàng bị gãy. Thetis tức giận bỏ về thủy cung và không gặp lại chồng nữa. Peleus đưa con trai cho nhân mã Cheiron nhờ ông nuôi dưỡng. Cheiron thay xương ống chân người khổng lồ cho chàng để chàng trở thành người chạy nhanh nhất thế giới, thay gan sư tử, tim gấu cho chàng dũng cảm và không biết sợ gì.

15.

Truyện sự tích Trầu cau theo truyền thuyết đã xảy ra vào thời vua Hùng thứ bao nhiêu?

A:

10

B:

12

C:

14

D:

16

Đáp án: B

Trầu không hay trầu (danh pháp khoa học: Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống "Magahi" (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.Hồng Bàng là giai đoạn lịch sử thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Nó dựa nhiều trên các truyền thuyết chuyện kể, và một số ít bằng chứng khảo cổ học và ghi chép lịch sử. Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù... những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương.

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59