Danh sách bài viết

Đề thi văn học cơ bản số 4

Cập nhật: 02/07/2020

1.

“Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực,ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con , hẹn năm sau phải đem nộp đủ , nếu không thì cả làng phải tội .” Câu văn trên có mấy cụm danh từ ?

A:

Bốn

B:

Năm

C:

Sáu

D:

Bảy

Đáp án: D

2.

Trong truyện cười “Treo biển”, nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng “Ở đây có bán cá tươi” có mấy yếu tố chứa đựng thông tin ?

A:

Một

B:

Hai

C:

Ba

D:

Bốn

Đáp án: D

3.

Theo em , bài học mang ý nghĩa nhất cần rút ra khi đọc truyện “Treo biển” là gì ?

A:

Khi bán hàng không cần treo biển quảng cáo

B:

Trong cuộc sống cần có chủ kiến khi làm việc ; cần suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác

C:

Trong cuộc sống luôn phải nghe theo lời khuyên của người khác

D:

Khi làm một việc gì đó cần suy nghĩ đến kết quả trước

Đáp án: B

4.

Truyện “Lợn cưới , áo mới” phê phán điều gì ?

A:

Những người không có của nhưng lại tỏ ra mình giàu có hơn người

B:

Những tính xấu của con người trong xã hội

C:

Những người giàu có trong xã hội nói chung

D:

Những người có tính hay khoe khoang.

Đáp án: D

5.

Từ “đôi” trong câu nào  không phải là số từ?

A:

Đôi mắt bà tôi đã đùng đục .

B:

Bạn ấy có đôi tay thật khéo léo .

C:

Hai người ấy gắn bó thân thiết vơi nhau như đũa có đôi .

D:

Nhà tôi có đôi chim câu rất đẹp

Đáp án: C

6.

Câu “ Mỗi truyện ngụ ngôn đem đến cho tất cả chúng ta một bài học thấm thía về những cách xử thế trong cuộc sống” có mấy lượng từ ?

A:

Một

B:

Hai

C:

Ba

D:

Bốn

Đáp án: C

7.

Dòng nào nói đúng chức năng ngữ pháp của chỉ từ trong câu ?

A:

Làm phụ ngữ trong cụm danh từ ; chủ ngữ hoặc làm trạng ngữ

B:

Vị ngữ hoặc trạng ngữ

C:

Chỉ giữ chức năng chủ ngữ

D:

Chỉ giữ chức năng vị ngữ

Đáp án: A

8.

Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích giống nhau ở điểm nào ?

A:

Đều kể về số phận của một số kiểu nhân vật

B:

Đều có những chi tiết có liên quan tới lịch sử thời quá khứ

C:

Đều có những chi tiết kể về các nhân vật lịch sử nổi tiếng thời quá khứ

D:

Đều có những yếu tố kì ảo hoang đường

Đáp án: D

9.

Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc thể loại văn học nào?

A:

Văn xuôi Việt Nam hiện đại

B:

Văn xuôi Việt Nam trung đại

C:

Văn học dân gian Việt Nam

D:

Văn xuôi trung đại Trung Quốc

Đáp án: B

10.

Điều gì được đề cao trong truyện “Con hổ có nghĩa” ?

A:

Phải biết giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn

B:

Vợ chồng phải biết yêu thương nhau

C:

Phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn

D:

Phải cố gắng tìm mọi cách để trả ơn người đã giúp mình

Đáp án: C

11.

Câu văn “ Viên quan ấy đã đi nhiều nơi , đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người.” có mấy cụm động từ ?

A:

Một

B:

Hai

C:

Ba

D:

Bốn

Đáp án: D

12.

Nhân vật Mạnh Tử trong truyện “Mẹ hiền dạy con” về sau được các nhà nho  suy tôn là gì ?

A:

Thánh thơ

B:

Tiên thơ

C:

Á thánh

D:

Vạn tuyên sự biểu

Đáp án: C

13.

Trong các câu sau , câu nào có chứa cụm tính từ?

A:

Đêm , thành phố mang một vẻ yên tĩnh lạ lùng .

B:

Hai vợ chồng ông lão đánh cá lại trở về sông trong túp lều nát ngày xưa .

C:

Tôi lại trở về thành phố vốn rất yên tĩnh này .

D:

Trời bây giờ trong vắt .

Đáp án: C

14.

Những câu thơ sau gợi cho em nhớ tới văn bản nào ?
Thấy người đau giống mình đau
Phương nào cứu đặng mau mau trị lành
Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh còn cứu đặng , thuốc dành cho không
[…] Hỡi ai có bụng như vầy
Đạo y ngày sáng,tiếng thầy nào hư
                                (Nguyễn Đình Chiểu)  

A:

Con hổ có nghĩa

B:

Mẹ hiền dạy con

C:

Cây bút thần

D:

Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Đáp án: D

15.

Dòng nào nói đúng nhất  sự công tâm trong y đức đối với người  bệnh của Thái y lệnh họ Phạm trong văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” ?

A:

Năm đói kém dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng , đói khát ở và chữa bệnh cho họ.

B:

Thường xuyên mang hết của cải trong nhà mua thuốc tốt để chữa chạy cho người bệnh.

C:

Không ngại chữa các bệnh dầm dề , máu mủ

D:

Luôn ưu tiên chữa chạy cho người bệnh nặng trước , bất  kể họ có địa vị cao hay thấp trong
xã hội.

Đáp án: D

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59