Danh sách bài viết

Dép xỏ ngón xuất hiện trong tranh La Hán 1.000 năm tuổi

Cập nhật: 09/02/2024

Khi phóng to bức tranh cổ, một chi tiết nhỏ đã khiến các chuyên gia phải lục tìm trong dòng lịch sử để có câu trả lời.

“Ngũ bách La Hán đồ” (Tạm dịch: Tranh 500 vị La Hán) là một tập tranh được hoàn thành bởi hai vị hoạ sư nổi tiếng thời kỳ Nam Tống là Châu Quý Thường và Lâm Đình Khuê. Đây là tác phẩm có tính biểu tượng của văn hoá Phật giáo khu vực Chiết Đông, Ninh Ba, Trung Quốc.

Tổng số lượng tranh được xác định lên đến hơn 100 bức, đa số được vẽ bởi kỹ thuật in điêu khắc với chất liệu chính là bột vàng kim. Các bức tranh được sắp xếp theo trình tự nhất định tạo nên một tập tranh hoàn chỉnh, liên kết.

Những bức tranh thuộc tập tranh “Ngũ bách La Hán đồ”.
Những bức tranh thuộc tập tranh “Ngũ bách La Hán đồ”. (Ảnh: Sohu).

Tập tranh bao gồm các bức vẽ mô tả các sự kiện lịch sử của Phật giáo, bao gồm những điển tích điển cố và cuộc sống của người xuất gia. Đan cài vào đó là từng ngóc ngách cuộc sống của người dân thời kỳ bấy giờ. Tập tranh đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà sưu tầm và các chuyên gia thẩm định. Cũng trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện được nhiều chi tiết thú vị trong các bức tranh.

Cụ thể, khi phóng to một bức tranh lên 30 lần, người ta nhận ra  bên cạnh các vị La Hán có một đôi dép có hình dáng như dép xỏ ngón ngày nay. Đây vốn là một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hiện đại, nhưng xét vào thời điểm hơn 1000 năm trước, sự xuất hiện của vật này có hợp lý hay không?

 Đôi dép xỏ ngón xuất hiện trong bức tranh hơn 1000 năm tuổi.
Đôi dép xỏ ngón xuất hiện trong bức tranh hơn 1000 năm tuổi. (Ảnh: Sohu).

Các tư liệu lịch sử ghi chép, loại giày được sử dụng rộng rãi nhất dưới thời Tống là giày vải che kín phần mũi chân. Thông tin này dấy lên những thảo luận sôi nổi về sự xuất hiện của đôi dép kỳ lạ. Có người cho rằng đây là một sự nhầm lẫn khi vẽ, cũng có người phán đoán chi tiết này dựa trên trí tưởng tượng của tác giả hoặc xa hơn là tác giả đã… xuyên không để tìm thấy những đôi dép xỏ ngón hiện đại.

 Loại giày được sử dụng rộng rãi thời kỳ nhà Tống.
Loại giày được sử dụng rộng rãi thời kỳ nhà Tống. (Nguồn: Baidu).

Thế nhưng sự thật đơn giản hơn như vậy rất nhiều.

Tại Trung Quốc, nhiều người cho rằng dép xỏ ngón bắt đầu được sử dụng trong thời Dân Quốc, song thực tế, nó đã xuất hiện từ trước đó rất lâu với cái tên guốc gỗ. Những ghi chép sớm nhất về guốc gỗ ở nước này xuất hiện dưới thời Hán Vũ Đế. Trong cuốn “Sưu thần ký” có ghi: “Xưa làm guốc, nữ nhân đi đầu tròn, nam nhân đi đầu vuông”, ý chỉ hình dáng guốc cho nam và nữ sẽ khác nhau.

Dưới thời Nam Tống, guốc gỗ cũng được các nhà sư sử dụng nhiều do tính thuận tiện, sự thoải mái lại giúp bảo vệ chân. Tương truyền một vị sư khi đi loại dép này, mỗi bước chân phát ra tiếng “cách cách” tương tự với tiếng gõ mõ thường nghe, vì vậy loại dép này đã phần nào trở thành biểu tượng cho các vị sư thời bấy giờ.

Hình ảnh đôi dép xỏ ngón quen thuộc xuất hiện trong nhiều bức tranh khác.
Hình ảnh đôi dép xỏ ngón quen thuộc xuất hiện trong nhiều bức tranh khác. (Ảnh: Sohu).

Đến thời nhà Thanh, tục bó chân gót sen thịnh hành nên guốc gỗ không còn xuất hiện nhiều. Điều này khiến hậu thế lầm tưởng rằng các loại giày dép có quai xỏ ngón chỉ có từ thời Dân Quốc trở đi. Chính những tác phẩm nghệ thuật cổ này đã thành công trong việc phản ánh thực tế hình ảnh cuộc sống, là nguồn tư liệu quý giá cho thế hệ sau này vẫn có thể nghiên cứu mọi khía cạnh lịch sử của hàng nghìn năm về trước.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.