Danh sách bài viết

Đi tập huấn SGK mới, giáo viên gọi tác giả để 'xác minh'

Cập nhật: 05/03/2024

Đi tập huấn SGK mới, giáo viên gọi tác giả để 'xác minh'- Ảnh 1.

NVCC

Trong SGK tiếng Việt lớp 4 tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tác giả Nguyễn Luân có trích đoạn "Tờ báo tường của tôi".

Còn trong SGK tiếng Việt lớp 5, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (bắt đầu sử dụng từ năm học 2024-2025), Nguyễn Luân cũng có các trích đoạn về món bánh ngải đặc sản của tỉnh Lạng Sơn.

Bài Tờ báo tường của tôi được trích trong tập truyện dài Bước về phía mặt trời, NXB Kim Đồng ấn hành. Còn bài đọc về bánh ngải được chọn trích trong tản văn Pộp pạp Xì Ngài in trong tập tản văn Đôi mắt màu ngô non của Nguyễn Luân, cũng được ấn hành bởi NXB Kim Đồng.

Nói với phóng viên Báo Thanh Niên về niềm vinh dự khi có tác phẩm được đưa vào SGK mới, nhà văn Nguyễn Luân bộc bạch: "Đối với một người viết, đặc biệt là người viết trẻ như tôi có tác phẩm được lựa chọn đưa vào sách giáo khoa là cả một niềm vinh dự và niềm vui lớn. Bởi ít nhiều những gì mình ấp ủ, sáng tạo nên được đưa đến học sinh, đây quả là một điều rất đặc biệt".

Đi tập huấn SGK mới, giáo viên gọi tác giả để 'xác minh'- Ảnh 2.

NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM

Nhà văn Nguyễn Luân năm nay 34 tuổi. Anh sinh ra và lớn lên tại xã Yên Bình, H.Hữu Lũng, Lạng Sơn, vùng đất bạt ngàn cây na được trồng trên núi.

Nhà văn xứ Lạng đã đến với đam mê sáng tác văn chương từ rất sớm. Anh hồi tưởng: "Cho đến bây giờ, cuộc sống người dân quê tôi đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và trở ngại. Tôi nhớ ngày mình chỉ là cậu học sinh cấp 2 trường làng, tôi đã có niềm đam mê kỳ lạ với văn chương. Ngày ấy chưa có smart-phone, không có internet, không thư viện, thậm chí quê tôi chưa có điện lưới về thắp sáng. Thứ duy nhất tôi có được là vài tờ báo cũ, mấy cuốn sách giáo khoa của anh chị lớn hơn có in những tác phẩm văn học để đọc. Đó là những tháng ngày đầu tiên tôi bước vào thế giới của con chữ, của ngôn từ văn học trong hoàn cảnh khó khăn như thế...".

Nguyễn Luân bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tiên từ khi học lớp 7, lớp 8. Khi đến năm học lớp 11, anh có truyện ngắn đầu tiên được in trên tạp chí văn nghệ tỉnh nhà. Suốt từ đó đến nay, Nguyễn Luân sáng tác như một công việc không thể thiếu của mình, lặng lẽ, nhọc nhằn. Với anh "nghề viết khó làm nhất, và cũng khó bỏ nhất".

Kỷ niệm khó quên

Biết chú Nguyễn Luân có bài đăng trong SGK, các cháu của anh đang học chương trình lớp 4 rất háo hức, bọn trẻ mong được học tới bài của anh để khoe với các bạn vì thấy rất "oách".

Nguyễn Luân còn nhớ một kỷ niệm khác về cô giáo cũ của anh, người dạy anh trước đây và đến giờ vẫn theo dõi những trang anh viết.

"Hôm đó, khi đi tập huấn về SGK chương trình mới, cô giáo thấy một bài có tên tác giả giống tên tôi thì gọi điện thoại ngay cho tôi để "xác minh". Khi biết Nguyễn Luân trong SGK chính là cậu học trò cũ, cô đã rất vui và mong muốn có một ngày tôi sẽ đến trường cô để nói chuyện ngoại khóa với các bạn nhỏ về văn chương. Đó là một trong những niềm vui rất lớn đối với tôi trong công việc cầm bút của mình", nhà văn trẻ xứ Lạng bộc bạch.

Đi tập huấn SGK mới, giáo viên gọi tác giả để 'xác minh'- Ảnh 3.

NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM

Hiện tại công việc chính của Nguyễn Luân là viết văn, làm báo và một số công việc khác để phục vụ cuộc sống, nuôi nghề viết. Anh viết nhiều đề tài, nhưng chủ yếu về dân tộc và miền núi. Con người và vùng đất Lạng Sơn nơi anh sinh ra luôn là đề tài và cảm hứng bất tận cho nhà văn trẻ.

Nhà văn 34 tuổi có nhiều sách đã in, có thể kể tới như Đôi mắt sơn dương, tập truyện ngắn, NXB Dân trí, 2019; Bước về phía mặt trời, truyện dài, NXB Kim Đồng, 2020; Mây tía ngang trời, tập truyện ngắn, NXB Văn học 2021; Đôi mắt màu ngô non, tản văn NXB Kim Đồng, 2023…

Đi tập huấn SGK mới, giáo viên gọi tác giả để 'xác minh'- Ảnh 4.

NVCC

Tác giả trẻ trong SGK mới trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 2020. Anh đã đạt nhiều giải thưởng về văn học và báo chí. Có thể kể tới như giải thưởng văn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ 5, năm 2019; giải C cuộc thi sáng tác năm 2016-2018, do hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn tổ chức; tặng thưởng tác phẩm tiêu biểu trên Tạp chí Sông Thương, năm 2014; giải thưởng trong cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 với tác phẩm Mây tía ngang trờiBóng người dưới trăng

Với nhà văn trẻ xứ Lạng, những giải thưởng đó là niềm vui, những dấu mốc trong công việc sáng tạo nhưng không phải là tất cả. "Đối với tôi giải thưởng lớn nhất đó là tác phẩm được người đọc nhớ tới, nhắc tới", Nguyễn Luân nói.


Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?