Danh sách bài viết

Điểm chuẩn đại học năm 2021 tăng mạnh

Cập nhật: 25/10/2023

Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, một số đại học khối kinh tế, kỹ thuật dự báo điểm chuẩn tăng 1-3, thực tế nhiều trường top giữa cao hơn mức này rất nhiều. Điểm chuẩn Đại học Điện lực (Hà Nội) tăng 4-7, thậm chí ngành Thương mại điện tử tăng từ 16 năm 2020 lên 23,5.

Là trường lớn nhất Tây Nam Bộ, Đại học Cần Thơ tăng mạnh điểm chuẩn ở hầu hết ngành, trong đó nhóm Kỹ thuật và Công nghệ, Nông lâm ngư nghiệp tăng tới 8,5 điểm. Điểm chuẩn Đại học Giao thông Vận tải TP HCM cũng biến động. Nhiều ngành năm ngoái chỉ lấy 15, năm nay lên 20-23 như Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (xây dựng cầu đường), Kinh tế xây dựng.

Không chỉ ở khối công lập, điểm chuẩn nhiều ngành trường tư thục tăng vọt. Tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ngành Quản trị du lịch và lữ hành tăng tới 10,95 điểm, Tài chính - Ngân hàng tăng 10,05, Công nghệ thông tin tăng 10 so với năm ngoái. Đại học Văn Lang (TP HCM) tăng 5-9 điểm ở hầu hết ngành, trong đó Thiết kế đồ họa từ 18 lên 26, Thiết kế thời trang 16 lên 25.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp 2021 tại trường THPT TTưng Vương (quận 1, TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần

Thí sinh dự thi tốt nghiệp 2021 tại trường THPT TTưng Vương (quận 1, TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần

Trong khi đó, các trường top trên ở cả Hà Nội và TP HCM như Bách khoa, Ngoại thương, Kinh tế, Sư phạm, điểm chuẩn có xu hướng tăng ít hơn, khoảng 0,5-2 tùy ngành, thậm chí có ngành giảm nhẹ. Lý do là điểm chuẩn các trường này vốn đã cao, lại có nhiều phương thức tuyển sinh khác, thí sinh hoặc lựa chọn phương thức khác, hoặc chọn ngành tương tự ở trường khác.

Mặt bằng điểm chuẩn 2021 tăng mạnh chủ yếu đến từ đề thi tốt nghiệp THPT dễ hơn các năm trước, điểm 9 môn thi đều tăng, đặc biệt là tiếng Anh (điểm trung bình tăng 1,26 so với năm 2020). Do Covid-19, lứa học trò sinh năm 2003 trải qua 2 năm học với nhiều lần gián đoạn, chuyển sang học online, việc tiếp thu kiến thức bị hạn chế. Đầu năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải điều chỉnh nội dung 10 môn học cấp THCS, THPT theo hướng tinh giản.

Một nguyên nhân khác khiến điểm chuẩn tăng là tỷ lệ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giảm. Năm 2021, cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp. Số vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học gần 759.000. Chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm 55%, xét tuyển bằng hình thức khác như học bạ, tuyển thẳng, chứng chỉ ngoại ngữ... chiếm 45%.

Thí sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn trượt nếu không có điểm ưu tiên

Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) gây bất ngờ khi lấy tới 30,5 điểm ngành Sư phạm Ngữ văn chương trình chất lượng cao, trở thành trường có đầu vào cao nhất cả nước. Tổng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định là 2,75. Như vậy, tối thiểu thí sinh phải đạt 27,75 ba môn trong tổ hợp mới có thể trúng tuyển. Chẳng hạn với tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), cả nước có hai thủ khoa đạt 29,25. Với mức này, các em vẫn cần 1,25 điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.

Một ngành khác lấy điểm chuẩn trên 30 là Xây dựng lực lượng công an nhân dân của Học viện Chính trị Công an nhân dân. Thí sinh nữ phía Bắc xét tuyển bằng tổ hợp C00 vào ngành này phải đạt 30,34. Đây là tổng điểm thi 3 môn thuộc tổ hợp và điểm trung bình cộng kết quả học tập 3 năm THPT quy về thang 30 rồi cộng với điểm ưu tiên theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điểm thưởng theo quy định của Bộ Công an.

Dẫn đầu cả nước năm ngoái với 30 điểm, ngành Hàn Quốc học của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tụt xuống thành ngành có điểm chuẩn cao thứ ba dù vẫn lấy 30.

Điểm chuẩn các ngành này chót vót do nhu cầu của thí sinh cao trong khi chỉ tiêu thấp. Như ngành Hàn Quốc học, chỉ tiêu là 50 trong đó đã có 15 em được xét tuyển thẳng, số lượng nguyện vọng gần 1.800 đẩy tỷ lệ chọi lên 1:51,4. Hay như Học viện Chính trị Công an nhân dân chỉ tuyển 8 nữ bằng bốn tổ hợp nên mỗi tổ hợp chỉ có 1-2 thí sinh trúng tuyển. Đại học Hồng Đức tuyển 15 em ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao với cam kết việc làm khi ra trường.

Khối công an, quân đội lấy lại vị trí dẫn đầu

Sau hai năm "nhường" vị trí dẫn đầu về điểm chuẩn cho các ngành khối xã hội, kinh tế, kỹ thuật, khối trường công an, quân đội cho thấy sự vượt trội trong điểm chuẩn năm nay với nhiều ngành trong top đầu, tương tự năm 2018.

Như khối 8 trường công an, ngoài Học viện Chính trị công an nhân dân lấy 30,34, một số ngành khác cũng có đầu vào rất cao. Điểm trúng tuyển áp dụng với thí sinh nữ các tỉnh miền núi phía Bắc xét tuyển bằng tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh) vào ngành Nghiệp vụ An ninh của Học viện An ninh nhân dân là 29,99. Hay ở Học viện Cảnh sát nhân dân, điểm chuẩn cao nhất là 29,75. Điểm số trên 29 cũng xuất hiện ở Đại học An ninh nhân dân. Trong khi năm ngoái, mức cao nhất khối trường này chỉ là 28,39.

Điểm chuẩn ba trường công an.

Điểm chuẩn ba trường công an.

Tương tự, 17 trường quân đội cũng tăng điểm trở lại sau hai năm với mức cao nhất là 29,44, ở ngành Ngôn ngữ Anh của Học viện Khoa học quân sự. Ngành Ngôn ngữ Nga cũng lấy tới 29,3. Mức này đã được quy đổi về thang 30 sau khi nhân hệ số 2 môn Ngoại ngữ. Mức 28,5 xuất hiện ở nhiều trường như Học viện Quân y, Học viện Biên phòng, Trường Sĩ quan chính trị. Trong khi năm ngoái, mức cao nhất của khối trường này là 28,65. Mức 28-28,5 ít xuất hiện.

Trúng tuyển vào các trường này, thí sinh không mất tiền học phí, lại được bố trí công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, có thể lượng thí sinh lựa chọn các trường này tăng.

Y học dự phòng, Y học công cộng bứt phá

Ở khối ngành sức khỏe, điểm chuẩn hai ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt không biến động nhiều. Ngành Y khoa của Đại học Y Hà Nội cao nhất - 28,85 điểm, giảm 0,05 so với năm ngoái. Ngành này ở các trường Y khác tăng hoặc giảm nhẹ 0,2-0,5. Đầu vào ngành Răng Hàm Mặt theo chiều hướng tương tự.

Trong khi đó, các ngành về xét nghiệm, dự phòng lại tăng rõ rệt. Tại Đại học Y Dược Thái Bình, điểm chuẩn ngành Y học dự phòng tăng 2,35, lên mức 22,1; Đại học Điều dưỡng Nam Định từ 21,4 lên 22,35. Ngành Y tế công cộng của Đại học Y dược TP HCM tăng 3 điểm lên 22, Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng 2,35-3 tùy diện thí sinh có hộ khẩu TP HCM hay ở tỉnh ngoài.

Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học cũng nhận được sự quan tâm. Hàng loạt đại học như Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội), Y Dược Hải Phòng, Y Dược Thái Nguyên, Y dược TP HCM, Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Y dược Cần Thơ điểm chuẩn tăng 0,3-0,6, riêng Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tăng gần 1 điểm.

Một trong những lý do tạo ra sự biến động là do Covid-19. Trong hơn một năm dịch bệnh, y bác sĩ là lực lượng nòng cốt. Bên cạnh đội ngũ làm công tác chữa trị, Việt Nam cần số lượng lớn người đảm nhận công tác xét nghiệm, lên kế hoạch tuyên truyền cùng nhiều biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Thực tế cho thấy, trong các đợt dịch bùng phát tại Bắc Giang, Hải Dương và các tỉnh miền Nam, sinh viên cùng giảng viên các trường Y Dược liên tục chi viện cho tâm dịch, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ truy vết, xét nghiệm, tiêm vaccine cho người dân. Đây có thể là lý do các ngành về y học dự phòng, kỹ thuật xét nghiệm được chú ý hơn trước.

Khối ngành kinh tế thắng lớn

Điểm chuẩn khối ngành kinh tế tăng mạnh, nhiều trường "hot" chạm ngưỡng 27-28. Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội và TP HCM lấy điểm chuẩn không dưới 28, cao nhất là ngành Kinh tế (Quản trị kinh doanh) - 28,55. Đại học Kinh tế quốc dân lấy từ 26,85, Học viện Tài chính không dưới 26,1.

Điểm trúng tuyển Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội và TP HCM.

Điểm trúng tuyển Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội và TP HCM.

Những trường kinh tế top đầu ở TP HCM như Đại học Kinh tế, Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP HCM), Tài chính - Marketing, điểm trung bình trúng tuyển tất cả ngành trên 26.

Ở Đại học Kinh tế TP HCM, nhiều ngành lấy trên 27 như Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng, Tài chính quốc tế, Ngôn ngữ Anh. Ở Đại học Kinh tế - Luật, điểm chuẩn trung bình tất cả là 26,2; trong đó khối Kinh tế 26,25, khối Kinh doanh quản lý 26,68.

Điểm chuẩn các trường kinh tế cao đồng đều khiến nhiều thí sinh 26-27 điểm vẫn không thể trúng tuyển. Nhiều em cho biết dù đã chuẩn bị tinh thần điểm sẽ tăng nhưng vẫn bị "sốc" khi thấy điểm chuẩn các trường kinh tế năm nay.

Một số trường không chuyên lĩnh vực kinh tế cũng có đầu vào ngành kinh tế ở mức cao như Đại học Mở TP HCM. Theo đó, điểm cao nhất trường là 26,95 với ngành Marketing, tiếp đó là Logistics và quản lý chuỗi cung ứng lấy 26,8, Kinh doanh quốc tế 26,45.

Nếu xét ngành, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng dẫn đầu, trung bình tăng 1-2 so với năm ngoái. Đại học Giao thông Vận tải TP HCM lấy điểm chuẩn ngành này ở mức 26,9-27,1 tùy chuyên ngành. Đại học Điện lực tăng từ 17 lên 23,5 điểm dù đây không phải ngành mũi nhọn của trường.

Năm nay, cả nước có hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó hơn 795.000 đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng bằng kết quả thi. Sau khi biết điểm chuẩn, thí sinh sẽ có 10 ngày làm thủ tục nhập học. Những em không trúng tuyển đợt 1 vẫn được tham gia các đợt xét tuyển bổ sung, dự kiến từ ngày 3/10.

>>Xem điểm chuẩn hơn 200 trường

Dương Tâm - Mạnh Tùng - Thanh Hằng


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...