Danh sách bài viết

Đổ xô thuê gia sư sau khi lớp học thêm bị hạn chế

Cập nhật: 25/10/2023

Ở Trung Quốc, các lớp dạy kèm sau giờ học được đánh giá quan trọng trong việc giúp đỡ học sinh vượt qua kỳ thi đại học "sinh tử" (gaokao). Theo Hiệp hội Giáo dục Trung Quốc, hơn 75% học sinh 6-18 tuổi tham dự các lớp dạy kèm sau giờ học vào năm 2016 và con số này không ngừng tăng ở các năm sau.

Tuy nhiên, việc dạy thêm bị giám sát chặt chẽ vì ngành giáo dục Trung Quốc đang nỗ lực giảm áp lực cho học sinh và gánh nặng tài chính cho gia đình các em. Hàng loạt quy định mới được ban hành trong năm nay, trong đó cấm lớp học thêm dạy các môn chính ở trường và mở lớp vào cuối tuần hoặc ngày lễ.

Một nữ sinh đứng gần văn phòng cung cấp dịch vụ giáo dục tư nhân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/7. Ảnh: Reuter

Một nữ sinh đứng gần văn phòng cung cấp dịch vụ giáo dục tư nhân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/7. Ảnh: Reuter

Đa số phụ huynh hoan nghênh nỗ lực này, nhưng nhiều người cho rằng lệnh cấm sẽ gia tăng bất bình đẳng xã hội. Bà Fan, phụ huynh ở Bắc Kinh, cho biết nhiều gia đình xung quanh đang tích cực tìm gia sư riêng. "Tôi có cảm giác việc học điên cuồng không dừng lại khi các lớp dạy thêm bị hạn chế. Cuộc sống và áp lực học tập vẫn tiếp diễn như trước", bà nói.

Cuối tháng 7, Judith Bai, một bà mẹ khác ở Bắc Kinh, cho biết chi phí một tiếng học gia sư khoảng 600-2.000 nhân dân tệ (khoảng 2,1-7,1 triệu đồng). Phụ huynh này không ngần ngại chi hơn 20.000 nhân dân tệ mỗi năm để con trai 7 tuổi học thêm Toán và Tiếng Anh.

Nhiều phụ huynh cho rằng việc giảm các lớp học thêm chỉ là phần ngọn của vấn đề khi kỳ thi vào đại học vẫn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. "Làm sao chúng tôi thoải mái với việc đứa trẻ học ít đi, cùng với đó là cơ hội vào đại học cũng giảm đi. Được học ở một trường tốt là cơ hội cho những đứa trẻ có cuộc sống tốt hơn thế hệ chúng tôi", một người mẹ khác bày tỏ.

Còn ở các thành phố nhỏ hoặc vùng nông thôn, phụ huynh cho rằng chính sách này sẽ tác động tiêu cực đến con cái họ. Sở dĩ, học sinh ở đây chỉ biết dựa vào các lớp học thêm để bù đắp lượng kiến thức thiếu hụt trong trường học vốn chất lượng không cao, sĩ số một lớp lên đến 60.

Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết sẽ nỗ lực cải thiện chất lượng trường học để "giảm bớt động lực tìm lớp học thêm của phụ huynh" và kiên định với mục tiêu giảm gánh nặng học tập cho học sinh.

Thanh Hằng (Theo Reuters)


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?