Danh sách bài viết

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. Mình về mình có nhớ ta, Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Cập nhật: 23/07/2020

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. Mình về mình có nhớ ta, Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

                  - Mình về mình có nhớ ta    
               Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
                    Mình về mình có nhớ không
               Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

                  - Tiếng ai tha thiết bên cồn
               Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
                    Áo chàm đưa buổi phân li
               Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
                              (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)
    Văn bản trên được được tổ chức theo hình thức nào?
    Vản bản nói về nội dung gì?
     3. Nội dung đó được thể hiện thông qua việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?
     4. Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ trên
5. Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
    Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đi và kẻ ở.
    Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của con người trong buổi chia tay.
     -   Sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụng các từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bâng khuâng, bồn chồn và việc sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớ không). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà  còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó.
    Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng
+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng để chỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta hiểu được tính chất của cuộc chia tay. Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử. Trong cuộc chia tay này, không phải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dân sáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc) tác dụng diễn tả phút ngừng lặng, trùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động, bâng khuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khoảng lặng cảm xúc gợi cảm hứng, gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
    Tên văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, cảnh chia tay.

Nguồn: /

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 68

 1064 Đọc tiếp

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 67

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 66

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 65

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 64

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 63

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 62

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 61

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 60

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 59