Danh sách bài viết

Du học sinh Việt ở ngôi trường xếp hạng 27 thế giới

Cập nhật: 25/10/2023

Từ lớp 6, Nguyễn Hà Châu đã ấp ủ giấc mơ theo đuổi ngành sinh học ở trường đại học thuộc top đầu. Sau nhiều năm trung học tích lũy điểm số xuất sắc, Châu không thiếu lựa chọn tốt, song nữ sinh quyết định theo học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST).

Trường xếp thứ 27 thế giới, theo bảng xếp hạng QS World University Rankings 2021. Thứ hạng cao và chương trình công nghệ sinh học ấn tượng, kết hợp được mối quan tâm của Châu với khoa học cơ bản và sinh học ứng dụng.

Khuôn viên Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST) nhìn từ trên cao. Ảnh nhà trường cung cấp.

Khuôn viên Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST) nhìn từ trên cao. Ảnh nhà trường cung cấp.

Nữ sinh 9X tham gia "Chương trình nghiên cứu cho sinh viên đại học" (UROP) do HKUST tổ chức suốt hai năm qua. Ra mắt năm 2005, UROP là một trong những chương trình đầu tiên của Hong Kong (Trung Quốc) giúp khơi gợi sở thích sớm về nghiên cứu học thuật cho sinh viên với loạt dự án từ các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới. Khi đó, Châu đã làm việc dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Sun Fei - khoa Kỹ thuật Sinh Hóa trong dự án về tạo ra protein huỳnh quang mới cho chẩn đoán hình ảnh các mô sâu.

Châu chia sẻ, các giáo sư ở trường luôn sẵn lòng tạo cơ hội cho sinh viên. Mặc dù không có kinh nghiệm nghiên cứu, song khi Châu hỏi Giáo sư Sun về việc liệu có thể tham gia dự án nghiên cứu của thầy không, thầy đã đồng ý lập tức. Các anh chị trong phòng thí nghiệm cũng giải đáp cho em nhiều thắc mắc, giúp tích lũy kỹ năng thực tế giá trị.

Khởi đầu thuận lợi với UROP, song quá trình học tập ở trường đại học của cựu học sinh THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) không suôn sẻ. Châu nhớ lại những ngày đầu vật lộn với khóa học giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và để vượt qua, cô bạn chăm chỉ xem đi xem lại các bài giảng, chủ động kết bạn với nhiều sinh viên khác để có thể thực hành tiếng Anh mỗi ngày.

"Mọi người ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nói riêng hay Hong Kong (Trung Quốc) nói chung đều rất dễ mến và thân thiện. Nhờ đó mà bây giờ em có thể giao tiếp và trao đổi mọi ý tưởng với giáo sư và bạn bè bằng tiếng Anh", Châu chia sẻ.

Chấp nhận nhiều thử thách hơn, cô nữ sinh Việt chủ động vượt ra khỏi vùng an toàn. Châu cảm thấy biết ơn vì nhà trường đã tạo ra nhiều cơ hội để cô khám phá giới hạn của bản thân chẳng hạn như trở thành đại sứ sinh viên của trường.

Châu đã có chuyến đi học tập trải nghiệm đến Campuchia năm 2019, giúp đỡ trại trẻ mồ côi giải quyết các vấn đề môi trường trong khuôn khổ "Chương trình lãnh đạo trường học bền vững". Nhóm đã tổ chức buổi học về phân loại rác thải, tìm nguồn cung ứng máy đốt rác không tạo mùi và khói, chỉ dẫn người dân cách sử dụng. "Chương trình đã trang bị cho em các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và giao tiếp hiệu quả", Châu nói.

Lớp học do Châu (người cầm micrô) tổ chức về phân loại rác tại Campuchia vào năm 2019. Ảnh nhân vật cung cấp.

Lớp học do Châu (người cầm micrô) tổ chức về phân loại rác tại Campuchia vào năm 2019. Ảnh nhân vật cung cấp.

Châu cũng cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi con đường học tập trong tương lai. "Nhà trường đã trang bị cho em nhiều kiến thức và kết nối. Em biết đến rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài trường với các nghiên cứu xuất sắc. Em còn dự định tham gia hoạt động trao đổi sinh viên vào năm tới và rất ấn tượng với danh sách dài các trường đại học đối tác của HKUST".

Châu từng đối mặt với nhiều áp lực khi nhận được học bổng chi trả toàn bộ học phí và sinh hoạt phí (hiện tại, học bổng toàn phần bao gồm toàn bộ sinh hoạt phí và học phí là 195.000 đôla Hong Kong, tương đương khoảng 584 triệu đồng mỗi năm). Tuy nhiên, nữ sinh 9X đã tìm được cách giải tỏa stress bằng cách ngắm cảnh biển ở trường. Ấn tượng của cô gái trẻ về Hong Kong (Trung Quốc) là một thành phố hiện đại, nhưng khi đến đây, cô bạn lại thấy bất ngờ vì có cả thiên nhiên rất hùng vĩ.

Theo thống kê Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, số lượng sinh viên Việt Nam ở trường ngày càng tăng lên, từ 6 sinh viên vào năm 2016-2017 lên 41 sinh viên ở các bậc đại học và cao học. Một trong số này là sinh viên năm nhất Nguyễn Xuân Tân, đoạt huy chương bạc Olympic Vật lý Quốc tế năm 2018 và học bổng toàn phần từ trường.

Chàng trai đến từ Hà Nội đã chọn HKUST sau khi nghe những phản hồi tích cực từ các anh chị khóa trước. Tân cho biết, đây là môi trường tốt để học tập và phát triển. Cơ sở vật chất hiện đại và cộng đồng thân thiện. Em đã đến Hong Kong (Trung Quốc) trong đại dịch và có nhiều trải nghiệm, khám phá mới lạ. Ở đây, tình hình Covid-19 được kiểm soát tốt. Người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh rất nghiêm túc.

Hiện tại, Tân chủ yếu học online trên Zoom. Dù chỉ tương tác qua các lớp học trực tuyến, song chàng nam sinh Việt cảm thấy được truyền cảm hứng bởi các giáo sư, những người luôn thúc đẩy sinh viên tư duy sáng tạo.

Tân cho biết, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nổi tiếng với các chương trình sáng tạo được thiết kế riêng giúp sinh viên thích ứng với thế giới đang thay đổi nhanh chóng như "Chương trình Thiết kế và Hệ thống Tích hợp (ISD)" cho phép sinh viên xây dựng nội dung và phương thức học tập; "Chuyên ngành chính + X" cho phép sinh viên khoa học hoặc kỹ thuật học thêm một chuyên ngành trong lĩnh vực mới nổi như AI; "Chương trình Liên ngành Cá nhân hóa (IIM)" cho phép sinh viên xuất sắc theo đuổi nhiều chuyên ngành từ các khoa và trường khác nhau tại trường.

Tân cho biết cảm thấy thư thái khi ngồi học bài trước cảnh biển bao quanh Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong. Ảnh nhân vật cung cấp.

Tân cho biết cảm thấy thư thái khi ngồi học bài trước cảnh biển bao quanh Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong. Ảnh nhân vật cung cấp.

Cựu học sinh THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dự định học chuyên ngành Vật lý với chuyên ngành phụ Khoa học máy tính. Môi trường học tập tại đây đem đến nhiều cơ hội tìm hiểu, thực tập và trao đổi để sinh viên có thể khám phá và phát triển nhiều sở thích khác nhau trước khi tốt nghiệp.

Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến vào 20h-21h (giờ Việt Nam) vào ngày 14/1 về chương trình học bổng và thủ tục nhập học. Học sinh, sinh viên có thể truy cập để đăng ký tại đây.


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?