Danh sách bài viết

Gen Z không thiết tha vào đại học

Cập nhật: 12/09/2023

Chỉ mất một học kỳ để Rushil Srivastava, cựu sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính ở Đại học California-Berkeley, nhận ra đại học không phải những gì anh kỳ vọng.

"Hồi bé, ai cũng nghĩ đại học sẽ là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời và năm nhất là lúc bạn có cơ hội để khám phá bản thân", anh nói. Thế nhưng, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến việc học gặp nhiều khó khăn. Rushil quyết định bỏ học.

Không lâu sau đó, Rushil mở một công ty hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Hiện nay, ở tuổi 20, trong khi bạn bè bước vào năm cuối đại học, anh đã có trong tay hơn một triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm. Dù đã bỏ lỡ đời sống đại học, Rushil không hối hận.

Rushil là một trong rất nhiều Gen Z (thuật ngữ chỉ những người sinh năm 1997 tới 2012) tại Mỹ bỏ đại học. Năm ngoái, số người trẻ xét tuyển đại học ít hơn 4 triệu so với 10 năm trước đó.

Với nhiều người, chi phí đại học tăng mạnh đã vượt khả năng chi trả của họ. Mỗi năm trong giai đoạn 2010-2022, học phí đại học tăng trung bình 12%. Hiện, trung bình người học cần ít nhất 104.108 USD (2,5 tỷ đồng) để học bốn năm ở đại học công lập. Mức này là 223.360 USD ở trường tư thục.

Trong khi đó, mức lương người trẻ kiếm được sau khi tốt nghiệp chỉ bằng một phần tiền học. Năm 2019, theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, một trung tâm nghiên cứu các vấn đề xã hội, thu nhập của những lao động trẻ có trình độ đại học hầu như không thay đổi trong 50 năm.

1/3 sinh viên kiếm được dưới 40.000 USD trong bốn năm sau khi ra trường, theo khảo sát gần đây của Cơ quan quản lý giáo dục đại học. Con số này thấp hơn mức thu nhập trung bình 44.356 USD mà những người chỉ học hết trung học phổ thông kiếm được. Nếu tính cả khoản nợ sinh viên khoảng 33.500 USD, họ sẽ phải mất nhiều năm để theo kịp những đồng nghiệp không có bằng đại học.

Ảnh minh họa: Unsplash

Ảnh minh họa: Unsplash

Khoảng cách ngày càng lớn giữa giá trị mang lại và chi phí đã thay đổi thái độ của Gen Z với giáo dục đại học.

Khảo sát năm 2022 của Morning Consult, một công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, cho thấy chỉ 41% Gen Z "có niềm tin vào các trường đại học Mỹ", thấp hơn hẳn các thế hệ trước.

Đây là sự chuyển dịch lớn so với thế hệ cuối 8x, đầu 9x. Theo số liệu năm 2014 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 63% đánh giá cao trình độ đại học hoặc có kế hoạch học đại học. Ngoài ra, trong số những người đã tốt nghiệp, hơn 40% đánh giá việc học đại học là "rất hữu ích". Con số này ở các thế hệ trước thậm chí còn cao hơn.

Nếu chọn theo đuổi đại học, Gen Z quan tâm hơn cả đến mục tiêu tìm kiếm việc làm có thu nhập tốt, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Những ngành học mang đến cơ hội việc làm được trả lương cao như khoa học máy tính, kỹ sư, kinh doanh, khoa học sức khỏe ngày càng phổ biến.

Đại học California-Berkeley lần đầu tiên thành lập trường Đại học Máy tính, Khoa học dữ liệu và Xã hội. Trong đó, Khoa học máy tính tuy là ngành mới cách đây 5 năm, giờ đã nằm trong top 3 ngành hot nhất của trường.

Theo James Connor, Hiệu trưởng trường Kinh doanh và Công nghệ thông tin, Đại học Vịnh San Francisco, xu hướng này cho thấy sinh viên đã nhận ra tầm quan trọng của ngành học đối với khả năng cạnh tranh và độ dài lâu của sự nghiệp.

Trái lại, sinh viên các ngành nhân văn giảm mạnh. Năm ngoái, chỉ 7% trong số các sinh viên khóa mới ở Đại học Havard theo học các ngành nhân văn, trong khi con số này ở thập kỷ trước là 20% và 30% trong những năm 1970. Còn ở Đại học Marymount, 9 chuyên ngành bao gồm tiếng Anh, Lịch sử, Triết học... bị loại bỏ từ tháng hai năm nay.

"Sự thật là việc nghiên cứu văn học và các hình thức nhân văn khác chỉ thu hút sự quan tâm của những sinh viên không cần công việc làm ra tiền ngay khi tốt nghiệp", Richard Saller, giáo sư Đại học Standford, bày tỏ.

Sinh viên cũng dành thời gian rảnh để tối đa hóa triển vọng nghề nghiệp. Họ tham gia các buổi hội thảo để hiểu hơn về tình tình kinh tế hiện tại, học các lớp trực tuyến để hoàn thành chương trình nhanh hơn và cập nhật liên tục về thị trường việc làm.

Các đại học Mỹ đang nỗ lực thu hút người học bằng cách mở các khóa học trực tuyến với chi phí tiết kiệm hơn hay cho phép sinh viên tự thiết kế chương trình học.

Phương Anh (Theo Bussiness Insider)


Nguồn: / Theo Vnexpress

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?