Danh sách bài viết

Gia sư Trung Quốc tìm cách sống sót sau khi bị cấm dạy

Cập nhật: 25/10/2023

Tại một hội chợ việc làm vào giữa tháng 10 ở thành phố Trùng Khánh, Shen Lingyi chăm chú tìm kiếm cơ hội ở những trung tâm dạy học cho người lớn.
Shen từng là gia sư tiếng Anh cho học sinh tiểu học ở một trung tâm của thành phố kể từ khi tốt nghiệp đại học năm 2016. Tuy nhiên, sau khi chính phủ ban hành chính sách siết chặt việc dạy thêm vào tháng 7, cô giáo 27 tuổi buộc phải tính con đường khác.

Ba tháng trước, chính phủ Trung Quốc quy định việc dạy thêm phải được điều chỉnh tốt hơn để giảm gánh nặng học tập cho học sinh. Việc này đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực dạy thêm vốn thịnh vượng ở nước này trong nhiều năm qua.

Liu Lin, chủ tịch Hiệp hội Giáo dục phi chính phủ Trung Quốc, cho biết các khóa học thêm đã giảm khoảng 20% trong kỳ nghỉ hè, so với cùng kỳ những năm trước.

"Việc sụt giảm sẽ tiếp tục và ước tính khoảng 2/3 trung tâm dạy thêm cuối cùng sẽ rút khỏi lĩnh vực này", Liu nói.

Một phụ huynh ở thành phố Thượng Hải giúp con làm bài tập về nhà. Ảnh: China Daily

Một phụ huynh ở thành phố Thượng Hải giúp con làm bài tập về nhà. Ảnh: China Daily

Quy định mới của chính phủ mang tới thay đổi lớn cho các trung tâm dạy thêm, bao gồm cả nơi Shen làm việc, cũng như sự nghiệp của cô. Tuy nhiên, chứng kiến gánh nặng học hành của học sinh, Shen hiểu và ủng hộ quyết định của chính phủ.

"Tôi vẫn tự tin sẽ sớm tìm được công việc mới trong lĩnh vực giáo dục rộng lớn hơn, nơi coi trọng việc tích lũy kinh nghiệm giảng dạy và khả năng hòa đồng với học sinh", Shen nói, cho biết thêm một số nhà tuyển dụng của các cơ sở giáo dục dành cho người lớn đã bày tỏ sự quan tâm đến cô.

Ngoài sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương, các cơ sở dạy thêm sau giờ học ở Trung Quốc và giáo viên của họ cũng đang nỗ lực không ngừng để trải qua quá trình chuyển đổi. Một số cơ sở và nhân viên sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực giáo dục thích hợp khác.

Ví dụ, Tập đoàn Giáo dục và Công nghệ Phương Đông Mới, một gã khổng lồ trong ngành công nghiệp dạy thêm, đang có kế hoạch phát triển doanh nghiệp liên quan đến trung tâm giữ trẻ ban ngày cho học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, dịch vụ tư vấn giáo dục, giáo dục âm nhạc, thể chất và mỹ thuật.

Theo Wang Junjie, giáo sư quản lý hành chính tại Đại học Quan hệ Lao động Trung Quốc, các trung tâm gia sư và nhân viên của họ đang đứng trước nhiều lựa chọn để thay đổi. Một số cố gắng chuyển sang giáo dục cho người lớn, một phần của lĩnh vực học tập suốt đời, cũng như đào tạo thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh. Số khác nộp đơn xin việc tại các trường công lập hoặc đánh giá lại sở thích nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội mới trong lĩnh vực khác.

Bởi ngày càng có nhiều người chấp nhận ý tưởng học tập suốt đời, việc có các khóa học để đạt được kỹ năng mới hoặc tham gia kỳ thi để lấy chứng chỉ đã đặc biệt phổ biến ở những người trưởng thành đang đi làm.

Báo cáo của iResearch, công ty tư vấn thị trường có trụ sở tại Bắc Kinh, công bố hồi tháng 1, cho thấy quy mô thị trường của giáo dục trực tuyến suốt đời ở Trung Quốc đạt 66,8 tỷ nhân dân tệ (10,5 tỷ USD) vào cuối năm ngoái. Nhìn thấy tiềm năng thị trường lớn, một số trung tâm gia sư bắt đầu tìm kiếm sự phát triển mới trong lĩnh vực đang lên này.

Tập đoàn Tomorrow Advancing Life Education vừa ra mắt Light Boat, một thương hiệu con chuyên cung cấp dịch vụ gia sư luyện thi đại học, đào tạo ngoại ngữ và tư vấn du học. Trong khi đó, New Oriental cũng có ý định tham gia vào lĩnh vực giáo dục cho người lớn bằng cách mở rộng dịch vụ đào tạo.

"Nhiều chủ sở hữu của các cơ sở dạy thêm giống doanh nhân hơn là nhà giáo dục nên họ thường có trí óc vững vàng và khả năng tuyệt vời để thích nghi với môi trường mới. Những đức tính đó sẽ giúp họ đối mặt với thay đổi và khởi đầu mới", Liu nhận định.

Wu Tong, cựu giáo viên của một trung tâm dạy thêm ở Bắc Kinh, cho hay đang tìm việc kể từ khi bị cấm dạy thêm.

"Công việc và thu nhập của tôi giảm mạnh từ khi các chính sách có hiệu lực. Tôi buộc phải đi kiếm việc mới", thầy giáo 28 tuổi, từng gia sư môn vật lý trong 5 năm, nói.

Wu đã gửi hàng chục hồ sơ đến các nhà tuyển dụng tiềm năng trong tháng qua và nhận được phản hồi từ một số người, bao gồm trường tư thục, các hãng truyền thông và công ty Internet.

"Là một người đã làm gia sư kể từ khi tốt nghiệp, tôi thích ở lại với học sinh. Vì vậy, trở thành giáo viên tại một trường tư thục nghe có vẻ như một sự chuyển đổi suôn sẻ. Nhưng tôi chưa quyết định, vì cũng tò mò về những cơ hội mới", Wu chia sẻ.

Bình Minh (Theo China Daily)


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?