Danh sách bài viết

Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội: Quận lõi khó dành đất xây trường

Cập nhật: 17/10/2023

Chiều 17/10, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và đầu tư, cải tạo, xây mới trường mầm non, phổ thông trên địa bàn.

Đại biểu Nguyễn Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND, đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương làm rõ tính khả thi của mục tiêu 80-85% trường đạt chuẩn vào năm 2025. Ông Bình thấy rằng nhiều trường đang gặp khó khăn về diện tích, cơ sở vật chất.

Hiện 463 trường không đáp ứng chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sĩ số học sinh một lớp, chủ yếu ở bậc tiểu học, THPT. Xét quy mô quận, huyện, ông Bình cho biết 28 trong 30 địa phương có trường tiểu học quá 35 học sinh mỗi lớp, "có những quận vượt hết". Ngoài ra, 180 trường vượt số lớp theo quy định, tức nhiều hơn 30 lớp ở bậc tiểu học và 45 lớp ở bậc THCS, THPT.

Đại biểu Trần Khánh Hưng nêu vấn đề thiếu trường công lập. Năm 2012, UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định về quy hoạch mạng lưới trường học, trong đó yêu cầu tối thiểu mỗi xã, phường, thị trấn có một trường mầm non, một tiểu học, một THCS; 30.000-50.000 dân có một trường THPT.

Xét theo những tiêu chí này, đến nay 8 quận nội thành Hà Nội vẫn thiếu 49 trường, trong đó có 4 trường mầm non, 14 tiểu học, 31 THCS. Quận Hoàn Kiếm thiếu nhiều nhất với 2 trường mầm non, 7 tiểu học, 11 THCS, tổng 20. Hoàng Mai và Đống Đa cùng thiếu 9 trường, Hai Bà Trưng 6.

Ở cấp THPT, ông Hưng cho rằng xét theo tiêu chí trên, quận Hoàn Kiếm thiếu 2-5 trường, Hai Bà Trưng cần thêm 6-10 trường, Hoàng Mai thiếu 10-11 trường.

"Chỉnh vì thiếu trường nên tạo áp lực với ngành giáo dục", ông Hưng nói, đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND như thế nào để khắc phục tình trạng này.

Trước chất vấn của các đại biểu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương cho biết mỗi năm, Hà Nội tăng cơ học 50.000-60.000 học sinh, tương đương 30-40 trường học. Điều này tạo áp lực lớn lên hệ thống trường học tại Hà Nội trong việc đảm bảo đủ chỗ học và công nhận trường chuẩn quốc gia.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương tại buổi họp chiều 17/10. Ảnh: Hoàng Phong

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương tại buổi họp chiều 17/10. Ảnh: Hoàng Phong

Về tính khả thi đạt hơn 80% trường chuẩn, ông Cương thừa nhận một trong những khó khăn lớn nhất của Hà Nội là tiêu chí về cơ sở vật chất. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường mầm non ngoại thành phải đạt diện tích đất 12 m2/trẻ, nội thành 10 m2/trẻ; con số này với học sinh tiểu học, THCS lần lượt là 10 và 8 m2; THPT bình quân 10 m2/học sinh. Tính đến tháng 10/2023, Hà Nội chỉ có hơn 1.600 trên 2.240 trường học đạt chuẩn, tương đương 73%.

"Các quận lõi thì không tìm đâu ra đất", ông Cương bày tỏ. Các quận lõi gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa.

Ngoài khó khăn về thiếu đất nội đô, Hà Nội hiện có khoảng 174 khu đô thị, nhưng 55 dự án không có trường học trong quy hoạch. Chưa kể, nhiều đô thị có quy hoạch trường nhưng hơn một nửa chậm tiến độ, chưa xây dựng.

Để giải quyết đồng thời vấn đề thiếu trường và công nhận trường chuẩn quốc gia, ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đề nghị UBND thành phố rà soát quỹ đất dành cho giáo dục; thay đổi thiết kế trường học.

Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, tại buổi họp chiều 17/10. Ảnh: Hoàng Phong

Ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, tại buổi họp chiều 17/10. Ảnh: Hoàng Phong

Ông Phong lấy ví dụ có thể đưa các phòng hội đồng, hiệu bộ của giáo viên lên các tầng cao, cho học sinh xuống tầng thấp. Khi đó, các trường có thể đề nghị bộ ngành liên quan, địa phương cho nâng tầng, bổ sung phòng học, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy dưới sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Thế Cương đề nghị thành phố tiếp tục thực hiện chủ trương thu hồi các dự án chậm tiến độ; chuyển đất xây trường, ưu tiên khu vực của các cơ quan đã di dời ra ngoại thành cho giáo dục; đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Hà Nội và các đô thị lớn được hưởng chính sách đặc thù, từ tính diện tích đất/học sinh sang diện tích sàn/học sinh khi công nhận trường chuẩn.

Từ nay đến 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề xuất cải tạo và sửa chữa 123 trường THPT. Ngoài ra, thành phố dự kiến xây thêm 16 trường, gồm 7 trường liên cấp. Tổng mức đầu tư cho 139 dự án này là 8.873 tỷ đồng, từ ngân sách thành phố.

Phát biểu kết luận, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các quận, huyện rà soát, bố trí đất xây trường, đặc biệt là trường công đạt chuẩn quốc gia. UBND thành phố phải đẩy nhanh tiến độ xây trường, di dời các cơ quan không phù hợp quy hoạch khỏi nội đô, sớm khắc phục tình trạng thiếu trường, lớp. Với các chủ đầu tư cố tình chây ỳ, năng lực kém, ông Tuấn chỉ đạo phải kiên quyết thu hồi đất, giao địa phương xây trường công lập.

Thanh Hằng - Võ Hải


Nguồn: / Theo Vnexpress

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?