Danh sách bài viết

Giảng viên sống trong lều vì không đủ tiền thuê nhà ở Anh

Cập nhật: 25/10/2023

Giống như nhiều nghiên cứu sinh khác, Aimée Lê cần công việc giảng viên tiếng Anh, được trả lương theo giờ để sống. Nhưng điều mà sinh viên của Lê không bao giờ đoán được là suốt hai năm dạy họ, cô phải sống trong lều.

Lê đưa ra quyết định này như một giải pháp cuối cùng khi phải đối mặt với tiền thuê nhà tăng mạnh trong năm thứ ba của chương trình tiến sĩ tại trường Royal Holloway, Đại học London. Cô nhận ra sẽ không thể mua nổi nhà và trang trải tất cả chi phí bằng thu nhập nghiên cứu và giảng dạy.

"Trời rất lạnh. Đó là chiếc lều nhỏ cho một người. Tôi nhớ có những ngày thức dậy, lều bị tuyết phủ kín. Khi không phải làm việc, tôi học cách chẻ củi và nhóm lửa", Lê nhớ lại.

Aimée Lê ở trong lều trong hai năm học tiến sĩ ở Anh. Ảnh: Milan Svanderlik

Aimée Lê ở lều trong hai năm học tiến sĩ ở Anh. Ảnh: Milan Svanderlik

Lê cất sách ở văn phòng nghiên cứu để chúng không bị hỏng và tắm ở trường đại học. Cô nói với bố mẹ rằng mình đang ở trong một trang trại sinh thái để họ không lo lắng.

Cô không trình bày hoàn cảnh với trường đại học, chấp nhận một cuộc sống hai mặt vì sợ danh tiếng nghề nghiệp bị tổn hại nếu mọi người biết cô là người vô gia cư.

"Tôi nhận được nhiều đánh giá tốt từ sinh viên. Tôi còn từng tổ chức một hội nghị quốc tế. Tôi đang làm việc với tiêu chuẩn rất cao và cực kỳ tập trung", Lê nói.

Hiệp hội Đại học và Cao đẳng (UCU) cho biết hoàn cảnh của những sinh viên trẻ khao khát có một chỗ đứng vững chắc trên nấc thang sự nghiệp, ngày càng trở nên tồi tệ. Nhân viên tại 146 cơ sở giáo dục đại học phải bỏ phiếu có nên đình công một lần nữa hay không - có khả năng xảy ra trước Giáng sinh - vì được trả lương không công bằng, khối lượng công việc quá tải và hợp đồng không chính thức.

"Sinh viên nghĩ giảng viên như tôi được trả lương và có hợp đồng chính thức. Tôi bảo với họ rằng không phải như vậy, nhưng việc nói mình đang sống ở lều quả là khó", Lê tâm sự.

Khảo sát được công bố trong tháng này cho thấy gần một nửa cố vấn học tập ở bậc đại học là các nhân viên không có hợp đồng chính thức. UCU cho hay đây là câu chuyện quen thuộc trên khắp đất nước.

Lê nhận được học bổng hàng năm trị giá 16.000 bảng Anh trong ba năm từ trường Royal Holloway để làm tiến sĩ về các nhóm dân tộc thiểu số trong văn học Mỹ, và giành thêm một học bổng từ Mỹ trong năm đầu tiên. Nhưng với tư cách một sinh viên quốc tế, cô phải trả 8.000 bảng một năm học phí cho trường đại học nên chỉ có 12.000 bảng (gồm cả tiền lương dạy học) một năm để sống.

Lê cho hay đã phải xoay xở khi nơi ở giá rẻ cô thuê đóng cửa để cải tạo vào cuối năm hai. Cô không đủ khả năng kiếm thêm 3.000 bảng một năm để trả tiền thuê nhà. Quyết tâm không bỏ học, cô mượn lều của một người bạn.

Suốt thời gian ở lều, Lê mong chờ cuộc sống ổn định sau khi tốt nghiệp tiến sĩ. Cô biết có thể vẫn phải ký vài hợp đồng ngắn hạn nhưng sẽ gối nhau và như vậy chẳng còn phải lo vấn đề nhà ở.

Nhưng bây giờ Lê cảm thấy sự lạc quan đó đã đặt nhầm chỗ. Cô lấy bằng tiến sĩ năm 2018, dạy kèm cho các học sinh và làm việc tại một vườn bách thảo để kiếm sống trước khi ký hợp đồng hai năm giảng dạy môn viết sáng tạo tại Đại học Exeter. Hiện cô sống với cha mẹ và tìm kiếm việc làm trở lại.

Trường Royal Holloway đã không biết Lê gặp khó khăn về tài chính. Đại diện nhà trường cho hay: "Chúng tôi có đội ngũ cố vấn và chăm sóc sức khỏe sinh viên tận tâm, bao gồm cả nghiên cứu sinh tiến sĩ, về sức khỏe và thể trạng của họ".

Các dịch vụ của trường bao gồm tư vấn miễn phí, trợ giúp khủng hoảng và cung cấp thông tin về nguồn tài trợ bổ sung mà sinh viên có thể đủ điều kiện nhận.

Vicky Blake, chủ tịch UCU, nói: "Nhiều người sốc khi biết giáo dục bậc cao là một trong những lĩnh vực bấp bênh nhất trong nền kinh tế Anh. Có ít nhất 75.000 nhân viên làm việc theo hợp đồng thời vụ. Họ là những người bị bóc lột, được trả lương thấp và thường bị quản lý cấp cao đẩy đến bờ vực".

Nghiên cứu của hiệp hội chỉ ra 1/3 học giả được tuyển dụng theo hợp đồng có thời hạn, 41% được trả lương theo giờ.

Jasmine Warren dạy tâm lý học bán thời gian ở Đại học Liverpool, nơi cô đang là nghiên cứu sinh. "Là phụ nữ đang hoàn thành bằng tiến sĩ và sống với những hợp đồng bấp bênh, bạn cần đặt câu hỏi: Lúc nào lập gia đình? Lúc nào mới có thể mua nổi nhà? Tôi chưa thấy bất cứ hợp đồng nào hơn một năm cho những vị trí giảng dạy ở đại học gần đây. Chúng tôi được kỳ vọng chấp nhận việc này như một chuyện bình thường", Warren nói.

Sian Jones từng mất sáu tháng ngủ nhờ sàn nhà bạn trong lúc làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và dạy lịch sử tại trường đại học thuộc Russell Group với tiền lương 15 bảng một giờ. Jones là người khuyết tật. Trong năm thứ ba của chương trình tiến sĩ, nguồn tài trợ bị đóng băng khiến cô phải nghỉ một tháng sau phẫu thuật. Không lâu sau, Jones phải bỏ nhà đi vì bạo lực gia đình. Cô không có khả năng đặt cọc hay thuê nhà.

"Đó là thời gian thực sự khó khăn, khi vừa phải dạy, vừa phải nghiên cứu mà lại chẳng có nơi nào để ở. Tôi bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) nghiêm trọng", Jones kể.

Cuối cùng, Jones hoàn thành bằng tiến sĩ trong khi làm hai công việc giảng dạy tại hai nơi. "Tôi vẫn kiệt sức. Tôi giờ là trong những người may mắn khi có hợp đồng ba năm nên ít nhất có thể thư giãn một chút. Nhưng nghĩ đến hai năm rưỡi nữa lại thất nghiệp đã thấy sợ", Jones tâm sự.

Raj Jethwa, Giám đốc điều hành Hiệp hội Nhà tuyển dụng của các trường đại học và cao đẳng, nói: "Mặc dù UCU liên tục từ chối cơ hội làm việc với các ứng viên trong lĩnh vực quan trọng này, các ứng viên vẫn nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc của ngành vào hợp đồng có thời hạn".

Ông cho biết trong 5 năm qua, các hợp đồng học thuật có thời hạn đã giảm và "phần lớn việc giảng dạy được thực hiện bởi các nhân viên có hợp đồng mở".

"Thật đáng thất vọng khi UCU đang khuyến khích các thành viên của mình thực hiện hành động gây tổn hại cho ngành, làm gián đoạn việc giảng dạy và học tập cho những sinh viên đã phải chịu đựng rất nhiều biến động gần đây", ông Jethwa bình luận.

Bình Minh (Theo Guardian)


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...