Danh sách bài viết

Giáo dục Thủ đô: Tự tin trước thềm năm học 2016 – 2017

Cập nhật: 10/08/2016

Năm học 2015-2016 là năm học thứ ba Ngành Giáo dục triển khai Nghị quyết 29-NQ/TƯ về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo. Đây cũng là năm học Ngành Giáo dục Thủ đô tiếp tục có nhiều chuyển biến vững chắc và toàn diện. Đón năm học 2016-2017, Ngành Giáo dục của Hà Nội tự tin phát triển, với quy mô hơn 2.600 đơn vị trường học và hơn 1,7 triệu học sinh.
 

 

Ngành Giáo dục Thủ đô đã sẵn sàng bước vào năm học mới. Ảnh: Viết Thành
Hoàn thiện các điều kiện dạy và học

Năm học 2015-2016, Hà Nội tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới trường, lớp học. Cơ sở vật chất các nhà trường, ở các cấp học, mọi địa bàn đều được tăng cường đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập. So với năm học trước, quy mô giáo dục Hà Nội tăng hơn 48 trường, tạo nhiều thuận lợi cho việc học tập của học sinh (HS).

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà trường của Thủ đô được xác định là nhiệm vụ quan trọng, cũng là yêu cầu cần thiết để xây dựng môi trường học tập hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để thầy và trò thi đua dạy tốt - học tốt. Toàn thành phố đã xây mới được 42 trường học, gần 1 nghìn phòng học với kinh phí trên 1.200 tỷ đồng. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Hà Nội hiện có hơn 1.100 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, là địa phương có tỷ lệ trường chuẩn cao trong cả nước. Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong việc xây dựng mô hình trường chất lượng cao, với 11 trường đã được công nhận đạt đủ tiêu chí, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của HS.

 

Cơ sở vật chất Trường Tiểu học Lý Thái Tổ được đầu tư hiện đại, đầy đủ. Ảnh: Thái Hiền

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, bên cạnh điều kiện về cơ sở vật chất, việc xây dựng đội ngũ giáo viên (GV) được coi là yếu tố then chốt, tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục ở các nhà trường. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Ngành GD-ĐT Hà Nội trong năm qua được đổi mới theo hướng bám sát yêu cầu nhiệm vụ thực tế. 100% số GV đứng lớp ở các cấp học, bậc học hiện nay đã có trình độ đào tạo đạt chuẩn; tỷ lệ GV có trình độ đào tạo trên chuẩn ngày càng tăng, trong đó cao nhất là ở cấp tiểu học với 94%, tỷ lệ này ở cấp THCS là 76%, mầm non 54%, THPT 21%...

Chuẩn bị cho năm học mới 2016-2017, Sở GD-ĐT đã tham mưu thành phố phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV với tổng kinh phí hơn 56 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với năm 2015. Nét mới trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Hà Nội là bồi dưỡng đại trà đến từng GV, bảo đảm cho toàn đội ngũ GV đứng lớp đều tiếp cận, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ.

Chất lượng giáo dục bền vững

Sự quan tâm, đầu tư thiết thực cho các điều kiện dạy và học của lãnh đạo thành phố và Ngành GD-ĐT đã góp phần quan trọng, tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả giáo dục ở mọi cấp học, bậc học. Giáo dục mầm non - với vị thế là cấp học đầu tiên tạo nền tảng cho các cấp học tiếp theo, được đặc biệt quan tâm. 18/18 huyện đều xây dựng được mỗi nơi ít nhất 2 trường điểm thực hiện mô hình phòng chống suy dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 2% so với đầu năm học. Ở cấp tiểu học, kết quả đánh giá các môn học đều hoàn thành ở mức độ trên 99%. 

Giáo dục phổ thông tiếp tục ghi dấu ấn tại các cuộc thi quốc gia, quốc tế bằng việc giữ vững vị trí dẫn đầu về số lượng và chất lượng giải với 147 giải quốc gia. Trong các kỳ thi quốc tế, HS Thủ đô giành 95 huy chương các loại. Tỷ lệ HS phổ thông xếp loại hạnh kiểm khá, tốt và học lực khá, giỏi tăng so với năm học trước. Ngành học giáo dục thường xuyên tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học ở các mặt hoạt động, trong đó có việc mới là thực hiện đồng thời nhiệm vụ giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, dạy nghề, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân... 

Điểm nhấn đáng chú ý của Hà Nội trong năm học vừa qua là việc lần đầu tiên áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến vào các lớp đầu cấp năm học 2016-2017. Bằng các thao tác được hướng dẫn cụ thể trên máy tính, các bậc phụ huynh có thể đăng ký tuyển sinh cho con em mình mà không cần đến trường nộp hồ sơ trực tiếp như mọi năm. Đây không chỉ là việc hưởng ứng chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính của Thủ đô, mà còn là cách thức tạo nên sự minh bạch, công khai và chính xác trong tuyển sinh.

Những kết quả đã đạt được của Ngành GD-ĐT Thủ đô là nền tảng vững chắc, là niềm tin cho đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên và HS toàn ngành bước vào năm học mới 2016-2017 với khí thế quyết tâm cao hơn nữa để tiếp tục gặt hái nhiều thành tích mới. 
 
Thống Nhất

Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?