Danh sách bài viết

Giáo sư được đồng nghiệp hiến thận

Cập nhật: 25/10/2023

Ông Ron Ehrenberg, giáo sư một trường kinh tế thuộc Đại học Cornell, đã tìm người hiến thận suốt hai năm qua. Tất cả người thân, bạn bè của ông đều làm xét nghiệm, với hy vọng có ai đó phù hợp. Nhưng không ai đáp ứng yêu cầu.

Không có người hiến tạng, ông phải lọc máu để có thêm nhiều thời gian bên gia đình. Cuộc sống của ông gắn liền với bệnh viện và không được phép du lịch trong 5 năm vì chỉ cần nhận được cuộc điện thoại đã tìm được người hiến thận, ông sẽ phải tới viện ngay lập tức. "Tôi quá mệt mỏi và có rất ít năng lượng. Chúng tôi cũng rất lo lắng", ông Ehrenberg kể.

Ông Ehrenberg được chẩn đoán bị thận mạn tính giai đoạn cuối năm 2019. Muốn có nhiều thời gian hơn để chăm sóc sức khỏe, ông xin nghỉ hưu để đợi thận từ một người hiến tặng nào đó đã qua đời.

Thận từ người hiến tặng còn sống có thể khởi động chức năng ngay lập tức, thay vì phải chờ vài ngày nếu dùng thận của người đã mất, theo Trung tâm Y tế của Đại học Pittsburgh. Giáo sư 75 tuổi cũng lo mắc bệnh từ người hiến đã mất không quen biết. Ông còn sợ những biến chứng từ bệnh tật khiến không đủ tiêu chuẩn trở thành người nhận.

Giáo sư Đại học Cornell, Ron Ehrenberg (phải), đứng cạnh người hiến tạng cũng là đồng nghiệp của ông, Adam Seth Litwin. Ảnh: Cornell University

Giáo sư Đại học Cornell, Ron Ehrenberg (phải), đứng cạnh người hiến tạng cũng là đồng nghiệp của ông, Adam Seth Litwin. Ảnh: Cornell University

Trong lúc ông Ehrenberg đang phải lọc máu thì người đồng nghiệp suốt 7 năm qua lại giữ một bí mật. Cách đây khoảng hai năm, giáo sư dự bị Adam Seth Litwin quyết định làm xét nghiệm vì nghĩ biết đâu có khả năng cao phù hợp với ông Ehrenberg. Khi biết các chỉ số tương thích, Litwin rất mừng.

Nhưng ông bố hai con chưa muốn tiết lộ. "Giáo sư Ehrenberg không biết, hoàn toàn không. Tôi không muốn làm ông ấy thất vọng nếu mọi việc không như mong muốn. Tôi cũng cần chắc chắn mình hoàn toàn khỏe mạnh và gia đình tôi cũng sẵn sàng cho việc này", Litwin chia sẻ.

Hiến thận đồng nghĩa với việc Litwin phải điều chỉnh cuộc sống, thay đổi chế độ ăn uống điều độ hơn, ổn định đường trong máu và giảm hơn 11 kg. Nhưng anh cảm thấy điều đó quan trọng để cứu đồng nghiệp. Cuối cùng, anh được đồng ý hiến tạng hôm 20/4, đúng sinh nhật của ông Ehrenberg.

"Tôi chỉ nghĩ đó là điều đúng đắn nên làm và là điều tôi có thể làm", Litwin nói.

Sau nhiều năm vào danh sách chờ, một ngày nọ, ông Ehrenberg nhận được cuộc gọi từ một y tá thông báo có người hiến còn sống đủ điều kiện. Người này yêu cầu được giữ kín danh tính, nhưng ông Ehrenberg đã cầu xin bệnh viện nói ra.

Y tá đã truyền đạt lại đề nghị của vị giáo sư với người tặng. Sau đó, Litwin đã gửi email cho giáo sư Ehrenberg tiết lộ món quà sự sống dành tặng ông và cho biết hoàn toàn nghiêm túc với ý định hiến tạng sau khi mẹ vợ qua đời.

Mẹ vợ của Litwin cũng chạc tuổi giáo sư Ehrenberg và rất thân thiết với con rể. Litwin từng đau lòng chứng kiến bà chỉ còn thời gian ít ỏi ở bên con cháu. Anh quyết định làm điều gì cho ai đó để họ được sống. "Bề ngoài, tôi là người cục cằn và dễ nổi cáu, thế nên việc này hoàn toàn không ăn nhập gì với hình ảnh mà tôi đã tạo ra với những người xung quanh", Litwin chia sẻ.

Ca ghép thận của ông Ehrenberg diễn ra hôm 29/6. Giáo sư Ehrenberg tâm sự, Litwin muốn giấu danh tính nhưng ông đã thuyết phục công khai để truyền cảm hứng cho nhiều người khác có động lực cứu giúp nhiều cuộc đời hơn nữa.

Theo Litwin, anh hiến thận không chỉ muốn giáo sư Ehrenberg sống được thêm nhiều năm nữa mà còn dạy bài học về tình yêu thương cho hai con của mình.

Adam Seth Litwin cùng vợ Claire và hai con. Ảnh: Cornell University

Adam Seth Litwin cùng vợ Claire và hai con. Ảnh: Cornell University

Litwin nhận mình không phải người hào phóng, còn với ông Ehrenberg, anh là anh hùng. "Cậu ấy là anh hùng thực sự. Tôi nợ Litwin và sẽ dành phần đời còn lại của mình để nghĩ về việc làm cách nào để trả ơn cậu ấy", ông Ehrenberg nói. Ông hy vọng có thể khuyến khích nhiều người hơn nữa trở thành người hiến thận lúc còn sống và cả khi đã qua đời.

Giáo sư Ehrenberg có kế hoạch dành quãng thời gian nghỉ hưu để tận hưởng cuộc sống thay cho nhiều năm đã mất vì bệnh tật, còn Litwin muốn ở bên gia đình nhiều hơn. Cả hai rất háo hức được chứng kiến ông Ehrenberg có nhiều năm nữa sum vầy bên con cháu.

Bình Minh (Theo ABC News)


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?