Danh sách bài viết

Giáo sư Phan Đình Diệu, người đi trước thời đại

Cập nhật: 20/04/2021

Sáng nay, lễ viếng giáo sư Phan Đình Diệu, người đặt nền móng phát triển ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, được tổ chức tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Rất nhiều nhà khoa học, đồng nghiệp, học trò đã đến tiễn đưa và chia sẻ cảm xúc, kỷ niệm về ông.

Đặt nền móng xây dựng ngành CNTT Việt Nam

Sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, ông Phan Đình Diệu học Đại học Sư phạm Khoa học với lý do để có học bổng vì kinh tế khó khăn. Trong thời gian học đại học, ông đã tự học tiếng Anh và tiếng Pháp và say mê tìm hiểu về triết học. Dần dần ông tìm thấy đam mê với ngành Toán học. Tốt nghiệp thủ khoa năm 1957, ông Diệu được giữ lại trường giảng dạy.

Năm 1967 khi tròn 30 tuổi, ông Diệu hoàn thành luận án tiến sĩ khoa học ở Liên Xô (cũ) ngành Toán học tính toán và Điều khiển học, Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov. Về nước, ông tập trung nghiên cứu và phát triển ngành Khoa học máy tính ở Việt Nam.

Các công trình khoa học đột phá của ông trong giai đoạn này được in thành một cuốn sách trên tạp chí khoa học uy tín Steklov của Nga, năm 1974 được Hiệp hội Toán học Mỹ dịch và xuất bản bằng tiếng Anh thành cuốn sách dài 228 trang với tên gọi Some Questions in Constructive Functional Analysis.

Năm 1971, ông được đề nghị làm Trưởng phòng Toán học tính toán của Ủy ban Khoa học Nhà nước vào thời điểm cả nước chỉ mới có một dàn máy tính được đặt tại đây. Ông đã tìm hiểu và học tập để xây dựng tập thể cán bộ không những biết sử dụng máy tính, mà còn có khả năng nghiên cứu ở trình độ cao về một số hướng phát triển hiện đại của khoa học máy tính và tin học.

Cho rằng thông tin, tri thức sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng, là cuộc cách mạng lớn thay đổi nhân loại, ông đề xuất dự án thành lập một viện nghiên cứu lấy tên là Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển. Năm 1977, Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển được thành lập, và ông là Viện trưởng đầu tiên.

Viện là tiền thân của Viện Tin học và Viện Công nghệ Thông tin hiện nay. Dưới sự lãnh đạo tâm huyết, quyết đoán của ông, năm 1981 chiếc máy vi tinh đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam và Đông Á. Ông cũng đã lãnh đạo nhóm nghiên cứu hợp tác và phát triển các đề tài mật mã với Ban cơ yếu Trung ương.

GS Diệu đã gợi ý cho học trò tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo (AI), đến nay không ít người thành công với lựa chọn này, như GS Hồ Tú Bảo, trước làm ở Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST), nay công tác tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.

Ông được mời đến giảng bài tại nhiều đại học uy tín ở Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Canada, Tây Ban Nha, Nhật, Ba Lan, Phần Lan..., tổ chức những hội nghị tin học quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, tạo cơ hội để cán bộ trẻ trong nước giao lưu học hỏi với đồng nghiệp nước ngoài. Với sức ảnh hưởng của mình, ông đã mời chuyên gia Tin học nước ngoài về nước đào tạo và phát triển các nhóm nghiên cứu. Nhiều chuyên gia gắn bó và trở thành người bạn khoa học của Việt Nam.  

Giáo sư Phan Đình Diệu và vợ. Ảnh: Fb Hiệu Minh.

Giáo sư Phan Đình Diệu và vợ. Ảnh: Fb Hiệu Minh.

Con người đa tài, ham học hỏi

Ấn tượng của GS Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Toán học Việt Nam, là một Phan Đình Diệu độc đáo, sâu sắc và chính xác. Sự độc đáo thể hiện ngay từ khi ông chập chững vào làng Toán. Vì thích số học mà ông đã tự học tiếng Trung để dịch cuốn Số học của Hoa La Canh. Vì yêu thích sự chính xác mà ông chọn môn logic khi đi làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô (cũ).

Theo GS Khoái, chỉ trong 5 năm, GS Diệu đã xây dựng nên một ngành mới trong Toán học ở Việt Nam: Giải tích hàm kiến thiết. Chính tư tưởng "kiến thiết" làm cho GS Phan Đình Diệu trở nên gần gũi với khoa học máy tính một cách tự nhiên.

"Với nhãn quan sáng suốt, từ những năm 70 của thế kỷ trước, anh Diệu cho rằng Tin học chính là khoa học của tương lai. Việt Nam nhất thiết phải xây dựng ngành Tin học. Có thể nói rằng trình độ Tin học của Việt Nam thời kỳ đó cao hơn nếu so với những nước trong vùng Đông Nam Á", GS Khoái nhận định.

Không chỉ là nhà khoa học, giáo sư Diệu rất lãng mạn, say mê tất cả những gì thuộc về tri thức nhân loại. "Anh đã bình rất hay về cảnh đối đáp giữa Khuất Nguyên và Ngư Phủ trên sông Tương. Những lần trò chuyện về thơ, tôi thấy anh rất thích Rabindranath Tagore, đặc biệt là những câu: "Đôi mắt lo âu của em buồn/ Đôi mắt em muốn tìm vào tâm tưởng của anh/ Như trăng kia muốn vào sâu biển cả…Trái tim anh cũng ở gần em/ Như chính cuộc đời của em vậy/ Nhưng chẳng bao giờ em hiểu hết nó đâu".

Với anh Dương Trọng Tấn, sáng lập viên Học viện Agile, cuộc đời GS Phan Đình Diệu rất đáng ngưỡng mộ. Anh vẫn nhớ dáng thầy nhỏ, nhưng nhanh nhẹn, thanh thoát, thường đi chiếc xe Chaly màu trắng. Đó là vào khoảng những năm 2000-2001, khi đó anh Tấn tham gia câu lạc bộ các nhà toán học trẻ tại Viện Toán và chỉ thần tượng hai vị giáo sư Hoàng Tụy và Phan Đình Diệu. Chỉ được nghe thầy giảng một bài ngắn, nhưng GS Diệu đã gây ấn tượng mạnh, buộc anh phải tìm kiếm tư liệu về thầy.

"Thầy Diệu dẫn mình vào thuyết hỗn độn chỉ bằng bài giới thiệu ngắn nhưng rất hấp dẫn, qua đó gián tiếp thúc đẩy mình theo đuổi rất nhiều thứ mơ mộng, trong đó có một thứ từ mơ mộng đã trở thành bình dân: Agile - phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt để làm sao đưa sản phẩm đến tay người dùng càng nhanh càng tốt. Không phải những người nổi tiếng như Ken Schwaber, Marry Poppendieck hay I. Nonaka mà Phan Đình Diệu mới chính là người ảnh hưởng đến tư duy Agile của mình nhiều nhất", anh Tấn chia sẻ và cho hay đã đeo đuổi lĩnh vực này đến tận bây giờ.

Nay ông ra đi, một khoảng trống lớn cần những thế hệ trẻ mà ông từng truyền lửa, lấp đầy. 

GS Phan Đình Diệu sinh ngày 12/6/1936 tại Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông nguyên là chuyên gia cao cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); Viện trưởng sáng lập và đầu tiên của Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Công nghệ Thông tin.

Giáo sư Diệu là đại biểu Quốc hội khóa 5, 6; Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 3, 4, 5, 6, 7; Chủ tịch sáng lập Hội Tin học Việt Nam.

Bích Ngọc - Tuyết Nga


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.