Danh sách bài viết

Giáo viên Hà Nội đề xuất tăng thời lượng môn tiếng Anh

Cập nhật: 25/10/2023

Tại buổi góp ý dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức ngày 26/4, nhiều thầy cô giáo cho rằng nên tăng thời lượng môn Ngoại ngữ 1.

"Nếu chúng ta thực sự muốn hội nhập thì phải tăng thời lượng môn Ngoại ngữ. Ở chương trình mới, môn này chỉ có 3 tiết một tuần, như vậy là quá ít, học sinh không đảm bảo được chuẩn đầu ra hay tham gia môi trường hội nhập quốc tế. Các trường tư thục có yếu tố nước ngoài hiện nay học 12-16 tiết một tuần môn tiếng Anh", Hiệu trưởng trường liên cấp Olympia Phạm Thị Minh An nói.

Hiệu phó trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa) Nguyễn Thu Hà, Phó phòng Giáo dục quận Hoàn Kiếm Lê Đức Thuận cũng kiến nghị tăng thời lượng môn Ngoại ngữ 1, cụ thể là tiếng Anh.

Trong thời đại hiện nay, ngôn ngữ này là công cụ không thể thiếu để Việt Nam hội nhập vào thế giới. Do đó, nên coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ, chứ không phải một ngoại ngữ, để có chiến lược ưu tiên, giải pháp phát triển. Mức 3 tiết một tuần cho môn học này ở chương trình mới là ít, thậm chí ít hơn một số chương trình thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay, cho phép học 4-5 tiết tiếng Anh trong một tuần.

giao-vien-ha-noi-de-xuat-tang-thoi-luong-mon-tieng-anh

Nhiều nhà quản lý, giáo viên ở Hà Nội đề xuất tăng thời lượng môn học Ngoại ngữ trong chương trình mới.

Giảm số môn, số tiết học 

Nhiều ý kiến trong hội thảo cho rằng, chương trình phổ thông tổng thể nặng cả về thời gian lẫn số lượng môn cần học. Phó phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm Lê Đức Thuận lấy ví dụ ở Trung Quốc, học sinh lớp 1-3 học 26 tuần một năm, lớp 4-7 là 30 tuần, lớp 9 là 34 tuần. Trong khi đó, học sinh Việt Nam từ cấp tiểu học đã học 37 tuần một năm.

Số môn học của Việt Nam cũng nhiều hơn so với chương trình của Singapore. Cấp THCS của quốc đảo sư tử này học sinh được phân luồng và học 6-8 môn bao gồm cả tự chọn và bắt buộc. Chương trình mới của Việt Nam, học sinh THCS phải học bắt buộc 11 môn, chưa kể môn tự chọn. Ông Thuận đề xuất giảm số môn học và tăng số tiết của từng môn.

Hiện nay cấp THCS học sinh học 25-27 tiết một tuần thì chương trình mới số tiết trung bình trong tuần là 29-30. Điều này theo nhiều lãnh đạo phòng giáo dục, gây khó khăn cho việc tổ chức giảng dạy và bố trí các tiết sinh hoạt tập thể, chào cờ, chuyên môn. 30 tiết học một tuần ở lớp 10 cũng được cho là "quá tải".

"Theo ý tưởng chương trình mới thì hết THCS học sinh đã đủ kiến thức, năng lực để vào đời. Tuy nhiên, học sinh lớp 10 vẫn phải học đầy đủ môn chưa phân hóa, gồm 15 môn bắt buộc và hoạt động giáo dục. Số lượng môn, số tiết học như thế rất khó khăn cho các trường trong tổ chức dạy học", Hiệu phó trường THPT Chu Văn An Hoàng Văn Phú nói. Nhà quản lý trăn trở, việc lớp 11-12 trong chương trình mới có quá nhiều môn bắt buộc, bắt buộc có phân hóa khiến môn học tự chọn không nhiều, "liệu có đảm bảo được mục tiêu phân hóa học sinh".

Giải quyết bài toán giảm số môn học, hiệu trưởng trường liên cấp Olympia Phạm Thị Minh An đề xuất, gói gọn nội dung các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa ở cấp THPT vào lớp 10 và học cuốn chiếu. Như thế, học sinh lớp 11-12 sẽ phải học ít môn hơn. Học sinh lớp 10 thì vẫn được bổ sung sâu hơn kiến thức các môn này, dù ý tưởng của chương trình là kết thúc THCS học sinh đủ kiến thức để vào đời.

Những vấn đề về chuẩn bị giáo viên, cơ sở như để dạy tích hợp, học trải nghiệm sáng tạo... khi chỉ hơn một năm nữa chương trình mới được triển khai, là trăn trở được rất đông nhà quản lý, giáo viên các cấp. Đối với trường công lập bị cố định về diện tích trường, số phòng học, số học sinh quá tải với trên 50 em mỗi lớp... là những rào cản rất khó để hiện thực hóa ngay lý tưởng của chương trình mới

Ngày 12/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Điểm mới của chương trình là chia giáo dục thành 2 giai đoạn cơ bản (Tiểu học và THCS) và hướng nghiệp (THPT). Chương trình xuất hiện nhiều môn học mới, có phân chia rõ ràng môn bắt buộc và tự chọn; các trường sắp xếp thời gian học từng môn... (Xem toàn văn dự thảo).

Minh Anh


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?