Danh sách bài viết

Giáo viên Mỹ dạy học sinh về tinh thần trách nhiệm thế nào

Cập nhật: 24/10/2023

Đinh Thu Hồng, thạc sĩ Giáo dục chuyên ngành tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL), hiện là giáo viên tiểu học tại học khu Gwinnett, tiểu bang Georgia. Theo cô, ra quyết định có trách nhiệm là một trong 5 năng lực cảm xúc xã hội được Tổ chức cộng tác vì Học thuật, Xã hội và Giáo dục cảm xúc (CASEL) tại Mỹ đề ra. Năng lực này được giảng dạy và lồng ghép vào nhiều hoạt động khác nhau trong trường học. Dưới đây là một vài hình thức cụ thể:

Ra quyết định có trách nhiệm

Thử tưởng tượng bạn đang ở trong tiệm kem, bạn sẽ chọn loại kem nào? Kem vanilla hay chocolate, dừa hay dâu, kem que hay kem ốc quế? Bạn nghĩ về điều gì khi chọn loại kem ấy?.

Ra quyết định là khi ta chọn một thứ hay điều gì đó. Hàng ngày, mỗi người đều phải đưa ra những quyết định. Vì thế, học sinh tiểu học được dạy cách để làm điều này có trách nhiệm, như:

- Tham khảo ý kiến của mọi người.

- Dựa vào những giá trị của mình để ra quyết định.

- Nghĩ về những hệ quả có thể có sau mỗi lựa chọn/quyết định.

- Nghĩ về những cái được và mất, lợi và hại của mỗi lựa chọn. Nếu một quyết định có nhiều điểm được thì chắc đó là quyết định đúng đắn và ngược lại.

- Lưu ý hệ quả dài hạn và ngắn hạn.

Học sinh lớp cô Hồng quây quần quanh một bát nước học về vòng tròn trách nhiệm. Ảnh: Đinh Thu Hồng

Học sinh quây quần quanh một bát nước học về vòng tròn trách nhiệm. Ảnh: Đinh Thu Hồng

Xây dựng Vòng tròn trách nhiệm

Vài tuần đầu năm học mới, chúng tôi sẽ tổ chức những bài học về xây dựng cộng đồng người học có trách nhiệm, biết tuân thủ luật lệ, biết động viên và khuyến khích lẫn nhau.

Tôi thường bắt đầu bằng việc để các em trong lớp quây quần thành mấy vòng tròn quanh một bát nước. Tôi thả vào đó một đồng xu, rồi cả lớp trao đổi, chia sẻ những gì các trò thấy: những vòng sóng, những giọt nước bắn lên, đồng xu trong nước trông khác thế nào...

Tôi dẫn dắt vào bài rằng chỉ một hành động nhỏ của bất cứ ai cũng có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh. Sau đó, chúng tôi bàn về những ví dụ khác, để thấy hành động của một cá nhân có thể ảnh hưởng đến những người khác ra sao.

Chẳng hạn, một bạn trong lớp nói chuyện thì các bạn khác sẽ không nghe được lời thầy cô giảng bài; nếu con vứt một chai nhựa ra đường thì khu vực đó rồi cả thành phố bị ô nhiễm ra sao; khách hàng ở siêu thị có hành động thiếu trách nhiệm thì sẽ ảnh hưởng đến người xung quanh thế nào...

Sau đó, tôi dạy cho học sinh về Vòng tròn trách nhiệm (Rings of Responsibilities) trên không gian mạng. Điều này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh học sinh thời nay là những công dân số. Tôi giải thích cho các em về "digital footprints", tức bất cứ thông tin gì đăng lên mạng đều để lại dấu ấn. Dấu ấn đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn đến nhiều người khác trên không gian mạng.

Các trò đã đưa ra những minh họa sống động như khi ai đó đăng một video lên YouTube rồi mọi người chia sẻ rộng rãi, hay khi ai đó viết bình luận tiêu cực trong nhóm chat chơi game thì người liên quan buồn ra sao.

Lời tuyên thệ về trách nhiệm

Tôi chịu trách nhiệm về chính hành động của mình. Không ai bắt tôi phải làm những gì tôi làm. Nếu bài làm ẩu, tôi phải có trách nhiệm sửa đổi. Nếu tôi cư xử không đúng, tôi phải sửa chữa hành vi của mình. Đã đến lúc tôi chấm dứt việc đổ lỗi cho người khác về những gì tôi làm và bắt đầu nhận trách nhiệm cho chính hành vi của mình. Tôi là tôi bởi những lựa chọn của chính tôi. Có trách nhiệm là chìa khóa dẫn đến thành công. Nếu có điều gì đó xảy ra, thì hoàn toàn tùy thuộc vào tôi. Hãy làm những gì đúng đắn!

Lời tuyên thệ về trách nhiệm (Responsibility Pledge) trên được sử dụng rộng rãi trong các lớp học ở trường tôi, đặc biệt từ mẫu giáo đến lớp ba. Đầu năm học, thầy cô rèn luyện các kỹ năng mềm để các con trật tự khi nghe giảng bài, tập trung trong giờ học, lựa chọn làm những việc đúng... Lời tuyên thệ về tinh thần trách nhiệm này là một trong những cách chúng tôi dạy học trò và nó cực kỳ hiệu quả.

Trò nào cũng có một bản Tuyên thệ và phải học thuộc lòng. Hễ ai trong lớp vi phạm nội quy hay lỡ làm những việc không nên như nói chuyện, mất tập trung, đổ lỗi... thì sẽ phải đọc lời tuyên thệ này lên.

Poster về tinh thần trách nhiệm được dán ở nhiều khu vực khác nhau trong trường tiểu học nơi cô Hồng công tác. Ảnh: Đinh Thu Hồng

Poster về tinh thần trách nhiệm được dán ở nhiều khu vực khác nhau trong trường tiểu học. Ảnh: Đinh Thu Hồng

Ba câu hỏi tự vấn

Mỗi khi học sinh có hành vi không có trách nhiệm như nói chuyện trong khi cô giảng bài, làm ồn ngoài hành lang, làm bẩn nhà vệ sinh..., tôi sẽ nhắc nhở các con tự hỏi mình ba câu sau:

- Mình có nên làm điều đó không?.

- Nếu mình làm việc đó thì điều gì sẽ xảy ra?.

- Sẽ có những hệ quả gì khi mình làm điều đó?.

Theo tôi, ba câu này giúp các em nhớ tự vấn mình trước khi quyết định việc gì, nhất là những việc ảnh hưởng đến người khác.

Ngoài ra, trường tôi còn in poster về tinh thần trách nhiệm, dám ở nhiều khu vực trong khuôn viên. Chẳng hạn, ở trong lớp học, có trách nhiệm là hoàn thành bài và tham gia phát biểu. Ở hành lang, điều này thể hiện ở việc đứng ngay ngắn theo hàng lối và giữ tay ở yên bên mình.

Đinh Thu Hồng


Nguồn: / Theo Vnexpress

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?