Danh sách bài viết

Hãy cho con cơ hội lên tiếng!

Cập nhật: 01/03/2024

Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của cô bé học trò mà tôi rất mực cảm mến thay lời nhắn gửi đến phụ huynh: "Hãy cho con cơ hội lên tiếng!".

Hãy cho con cơ hội lên tiếng!- Ảnh 1.

FREEPIK

Cô bé đã nhắn tin với tôi về ước muốn được chuyển từ đội bồi dưỡng môn toán sang văn ngay từ đầu năm học. Con tự cảm thấy mình đuối sức dần bởi các bạn trong đội tuyển được mài giũa từ những năm tiểu học đến giờ quá nhanh, quá giỏi và quá xuất sắc.

Tôi cực kỳ hoan nghênh con quay về với bộ môn sở trường của mình - ngữ văn. Bởi tôi ấn tượng vô cùng về cách viết trau chuốt, sáng tạo cùng những suy nghĩ chín chắn, thái độ học tập nghiêm túc và tích cực trong một bé con tuổi 14. Tôi thích con từ lúc bắt gặp ánh mắt say sưa nghiền ngẫm từng câu chữ, lắng nghe câu phát biểu bài giòn giã và cả trang viết đầu tiên con nộp bài lên bàn giáo viên.

Đinh ninh mình có một “gà chiến” trong đội tuyển bồi dưỡng để còn đi thi thố với người ta, tôi giật mình nhận điện thoại của mẹ con. Mẹ con tâm sự nhiều thứ, chung quy lại là muốn con chuyển sang đội tuyển bồi dưỡng môn toán bởi môn học rộng mở cơ hội lựa chọn ngành nghề sau này.

Đem câu chuyện học môn gì dò hỏi học trò, bé con nhăn nhó bảo ý mẹ con đã quyết định, con dẫu có muốn cũng không thay đổi được. Dù mê học văn, con cũng đã phải bẻ ngoặt ước mơ của mình sang môn toán từ năm lớp 6. Thực tế đã chứng minh toán không phải là niềm đam mê để con phát huy sở trường.

Năm nay, lớp 8, cô trò chúng tôi đối diện với một vấn đề cực kỳ nan giải. Tôi trao đổi với giáo viên dạy toán để xin lại cô học trò là điều không khó khăn. Tuy nhiên, tôi trăn trở không biết phải làm thế nào để thuyết phục mẹ con hiểu được nguyện vọng của con trẻ. Con bảo xưa nay mình vẫn nhất nhất lắng nghe ý kiến của mẹ bởi “mẹ chỉ tính tương lai cho con”, “mẹ chỉ muốn điều tốt cho con”…

Học thêm với thầy cô nào, rèn luyện năng khiếu gì, tập tành làm việc gì… tất tần tật đều do mẹ con quyết định. Con chưa bao giờ dám cãi lời mẹ cũng như làm trái ý mẹ. Tâm ý của một người mẹ và sự nghiêm khắc trong dạy dỗ con cái từng khiến bao người ngưỡng mộ bởi chị ấy đã nuôi dạy một đứa con cực kỳ ngoan ngoãn, ý thức học tập cao mà lại khiêm tốn, hòa nhã, thân thiện.

Con bé năm ngoái còn đạt điểm tổng kết cuối năm cao nhất trường, giành giải nhất cuộc thi cờ vua, huy chương vàng môn bơi lội cấp thị xã... Con là niềm tự hào của gia đình và giáo viên chúng tôi.

Giá như bố mẹ cho con trẻ cơ hội lên tiếng

Nhưng trước “niềm tự hào” ấy, con trẻ có lúc phát hiện bản thân đi sai hướng và muốn thay đổi hướng đi lại khó đến thế ư?

Giá như những người làm bố làm mẹ cho con trẻ cơ hội lên tiếng, lắng nghe và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của các con thì bao lâu nay cô bé lớp 8 ấy đã không phải nhăn nhó, lo sợ giây phút trình bày ý kiến chuyển sang đội tuyển bồi dưỡng văn như thế…

Đã bao lâu rồi bạn chẳng trò chuyện cùng con? Những câu chuyện vụn vặt thốt ra từ khuôn miệng bé xinh về trường lớp, thầy cô, bạn bè đã từng được ta trân trọng lắng nghe và bật cười thú vị. Giờ đây mảnh ghép đẹp tươi ấy đã lùi xa từ bao giờ chẳng biết nữa. Cơ hội để trẻ mở lòng sẻ chia những nút thắt từ chuyện học, chuyện chơi, chuyện bè bạn, chuyện tình cảm ngày càng ít ỏi. Cơ hội để ta gửi trao yêu thương mộc mạc bằng lời nói, hành động và khẳng định con quan trọng, quý giá với mẹ cha vô cùng cũng hao hụt hẳn đi.

Hãy cho con cơ hội lên tiếng!- Ảnh 2.

FREEPIK

Đã bao lâu rồi bạn chẳng cho con cơ hội lên tiếng? Các con đang định hình ước mơ, kiếm tìm đam mê và muốn cất lên tiếng nói của mình trước bố mẹ. Nhưng có phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng bộc bạch tiếng lòng đâu…

Chúng ta - những ông bố bà mẹ hết mực yêu thương con và sẵn sàng hy sinh tất cả để dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái - đã thật sự dành thời gian lắng nghe con nói, chia sẻ tâm tư cùng con và tôn trọng ý kiến của con chưa?


Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?