Danh sách bài viết

Hóa giải nỗi lo bị robot 'cướp' mất việc

Cập nhật: 10/03/2024

Đó là băn khoăn rất thiết thực mà một học sinh (HS) tham dự chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức tại Trường THPT Trương Định (Tiền Giang) sáng 10.3. Hầu hết những câu hỏi còn lại đều đề cập vấn đề chọn ngành học như thế nào để sau này không bị thất nghiệp, thậm chí không bị robot "cướp" mất việc.

Hóa giải nỗi lo bị robot 'cướp' mất việc- Ảnh 1.

ĐÀO NGỌC THẠCH

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên các nền tảng: website thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, kênh YouTube và TikTok của Báo Thanh Niên, thu hút hơn 2.000 HS và phụ huynh các trường THPT Trương Định, THPT Gò Công, THPT Bình Đông (đều của TX.Gò Công) và Trường THPT Gò Công Đông (thuộc H.Gò Công Đông) tham gia trực tiếp.

VIỆC LÀM CÓ PHỤ THUỘC VÀO NGÀNH HỌC ?

Ngay đầu chương trình, Nguyễn Duy Thịnh, HS lớp 12/2 Trường THPT Trương Định, đặt câu hỏi: "Em nghe nói kinh tế đang bị khủng hoảng, vậy học các ngành kinh tế thì có cơ hội việc làm và có thể phát triển nghề nghiệp hay không?".

Cũng liên quan đến việc làm, Lê Hồng Thắm, HS lớp 12/1 Trường THPT Gò Công, lại thắc mắc: "Một phần ý kiến cho rằng ngôn ngữ Anh đang có tỷ lệ thất nghiệp cao, chương trình học nặng, em đang rất băn khoăn không biết có nên chọn ngành này?".

Tiến sĩ Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, khẳng định cho dù xã hội luôn biến động và kinh tế toàn cầu có rơi vào khủng hoảng thì con người vẫn phải làm việc để tồn tại và phát triển. "Trong đó, khối ngành kinh tế vẫn luôn có vai trò quan trọng. Các ngành học như tài chính ngân hàng, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, logistics... đều rất cần thiết. Vì thế các em không nên lo lắng", tiến sĩ Đạo chia sẻ.

Nhận định vấn đề việc làm luôn được quan tâm hàng đầu, thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho hay: "Các em hãy xác định tố chất, năng lực của mình. Khi có tố chất và có sự nỗ lực thì học bất cứ ngành nào, trường ĐH nào, khi tốt nghiệp các em cũng đều có việc làm. Còn nếu không đủ năng lực thì dù học trường nào, ngành nào cũng khó tìm được công việc phù hợp".

PGS-TS Nguyễn Văn Thụy, Trưởng phòng Truyền thông và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cũng nhắn nhủ HS hãy phân tích lợi thế của mình, tìm điểm mạnh và xác định môi trường, điều kiện học tập của ngành nghề mình yêu thích, từ đó phát huy thế mạnh, tạo lợi thế cạnh tranh trong môi trường việc làm luôn biến động, chuyên sâu chuyên ngành trong bối cảnh công nghệ phát triển.

Hóa giải nỗi lo bị robot 'cướp' mất việc- Ảnh 2.

ĐÀO NGỌC THẠCH

ROBOT KHÔNG THỂ THAY THẾ CON NGƯỜI

Trần Quốc Dương, HS lớp 12/1 Trường THPT Gò Công, lại lo lắng liệu robot có thể "cướp" mất việc làm của con người, khi đặt câu hỏi: "Một con robot có thể làm việc bằng 10 người, vậy nếu một trong 10 người làm công việc điều khiển con robot thì 9 người còn lại sẽ đi đâu, có bị thất nghiệp không?".

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, phân tích: "Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra, lần nào chúng ta cũng lo lắng về công việc khi càng về sau, công nghệ càng hiện đại, liệu chúng ta có mất đi việc làm? Nhưng không, nhu cầu việc làm thậm chí còn cao hơn. Nhưng để làm việc được trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc bởi trí tuệ nhân tạo như hiện nay, thì chúng ta phải học. Không học thì không thể đảm nhận được các vị trí công việc quan trọng".

Theo tiến sĩ Nhân, sẽ không có chuyện "9 người còn lại bị cướp mất việc". Tuy nhiên, tất cả những người còn lại phải được đào tạo, phải tự học hỏi để thích nghi và tham gia thị trường lao động chất lượng cao. "Robot thì cũng do con người tạo ra. Nó chỉ giúp chúng ta tăng hiệu suất làm việc, hỗ trợ hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, giải phóng sức lao động chứ không thay thế hoàn toàn con người", tiến sĩ Nhân cho hay.

Hóa giải nỗi lo bị robot 'cướp' mất việc- Ảnh 3.

ĐÀO NGỌC THẠCH

Thạc sĩ Trần Việt Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Cao Thắng, cũng khẳng định công việc chỉ mất đi đối với người lao động không được đào tạo. "Nếu các em đã được đào tạo và luôn nỗ lực học hỏi thì không bao giờ lo thất nghiệp, quan trọng là nắm bắt cơ hội để phát triển nghề nghiệp", thạc sĩ Dũng chia sẻ.

Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Phó phòng phụ trách phòng Thông tin - Truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, nhận định có những ngành học đang là xu hướng, giúp chúng ta có thể làm chủ được công nghệ, không lo bị robot "cướp" mất việc. "Đó chính là trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, kỹ thuật máy tính... Công nghệ 5G cũng đang phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó là internet vạn vật, mạng điện tử viễn thông, thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn, tiếp đến là thực tế ảo và thực tế tăng cường, bảo mật thông tin, an toàn thông tin", thạc sĩ Tú đưa ra lời khuyên.

Báo Thanh Niên xin cảm ơn các đơn vị đã phối hợp tổ chức thành công chương trình: Trường THPT Trương Định (Tiền Giang); Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Trường ĐH Công thương TP.HCM trao học bổng; Nhà Quốc Gia N.H.O JSC trao quà cho HS giỏi; Công ty vận tải Phương Trang hỗ trợ đưa đón đoàn.

Sáng nay chương trình đến với HS Trường THPT Marie Curie (TP.HCM)

Lúc 7 giờ 15 sáng nay (11.3) chương trình Tư vấn mùa thi 2024 sẽ tiếp tục đến với HS Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) với những nội dung liên quan đến kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi riêng của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn.

Hóa giải nỗi lo bị robot 'cướp' mất việc- Ảnh 4.


Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?