Danh sách bài viết

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS

Cập nhật: 06/10/2020

Công trình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bắt đầu năm 1998, là tổ hợp phức tạp nhất con người từng xây dựng và là biểu tượng hợp tác giữa các cường quốc khoa học.

Từ năm 1998 tới nay, công trình này đã tiêu tốn tới 150 tỷ USD.
Từ năm 1998 tới nay, công trình này đã tiêu tốn tới 150 tỷ USD, gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với các công trình quy mô khác như máy gia tốc hạt lớn LHC 5 tỷ USD, tòa nhà chọc trời 2 tỷ USD The Shard ở London. Khối lượng trạm khoảng 419.454kg, cỡ 227 chiếc ô tô. Trạm cũng có tốc độ di chuyển khá lớn, gấp khoảng 23 lần tốc độ âm thanh, cho phép bay tới Mặt Trăng và quay về trong ngày.

Khối công trình đầu tiên được gửi lên vũ trụ có chiều dài 12,6 mét, đường kính 4,1 mét, khối lượng 19.323kg.
Khối công trình đầu tiên được gửi lên vũ trụ có chiều dài 12,6 mét, đường kính 4,1 mét, khối lượng 19.323kg. Tên của khối này là Zarya, có nghĩa là "bình minh" trong tiếng Nga. Nó được phóng lên vũ trụ vào ngày 20/11/1998 từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Mục đích sử dụng ban đầu là để cấp điện, thông tin liên lạc và các chức năng điều khiển, hiện được dùng là kho lưu trữ và bệ phóng.

Các phi hành gia bắt đầu chuyến làm việc đầu tiên ngoài không gian ngày 7/12/1998.
Bộ phận kết nối đầu tiên Unity chuyên vận chuyển các chất lỏng và khí cần thiết cho Hệ thống hỗ trợ và điều khiển môi trường sống. Nó có thể tái chế nước tiểu của phi hành gia thành nước sạch và cung cấp khoảng 5kg oxy mỗi ngày. Nó bắt đầu được sử dụng từ ngày 4/12/1998. Các phi hành gia bắt đầu chuyến làm việc đầu tiên ngoài không gian ngày 7/12/1998, với nhiệm vụ kết nối Unity với Zarya.

Zvezda là khu sinh hoạt đầu tiên trên trạm vũ trụ, có chiều dài 13,1 mét, đường kính 4,1 mét, nặng 19.323kg.
Zvezda là khu sinh hoạt đầu tiên trên trạm vũ trụ, có chiều dài 13,1 mét, đường kính 4,1 mét, nặng 19.323kg, đưa vào sử dụng từ 12/7/2000. Nó có máy chạy bộ, máy tập đạp xe và tủ đông. Hiện nó vẫn đang là khu trung tâm phần trạm của Nga.

Phi hành đoàn đầu tiên gồm một phi hành gia người Mỹ (Bill Shepherd) và hai người Nga (Sergei Krikalev và Yuri Giokenko) bay lên ISS vào ngày 2/11/2000.
Phi hành đoàn đầu tiên gồm một phi hành gia người Mỹ (Bill Shepherd) và hai người Nga (Sergei Krikalev và Yuri Giokenko) bay lên ISS vào ngày 2/11/2000.

Mang tên Destiny (Định mệnh), đây là khối phòng thí nghiệm đầu tiên của Mỹ trên trạm vũ trụ, được đưa lên vào ngày 7/2/2001.
Mang tên Destiny (Định mệnh), đây là khối phòng thí nghiệm đầu tiên của Mỹ trên trạm vũ trụ, được đưa lên vào ngày 7/2/2001. Nó có kích thước dài 8,5 mét, đường kính 4,3 mét, nặng 14.515kg. Hiện đây vẫn là nơi thực hiện các nghiên cứu chính trên ISS.

Bộ kết nối mới Quest được đưa vào sử dụng ngày 12/7/2001, dài 5,5 mét, đường kính 4 mét, nặng 9.923kg.
Bộ kết nối mới Quest được đưa vào sử dụng ngày 12/7/2001, dài 5,5 mét, đường kính 4 mét, nặng 9.923kg. Nó cho phép các phi hành gia Mỹ và Nga với hai bộ trang phục khác nhau có thể thực hiện các chuyến làm việc bên ngoài vũ trụ dễ dàng hơn. Trước đó chỉ có trang phục kiểu Nga là có thể trực tiếp đi ra ngoài không gian từ trạm. Mỹ phải đi qua lối tàu vũ trụ gắn vào trạm.
Chiếc pizza đầu tiên cũng được đưa ra ngoài vũ trụ vào thời gian này. Đây là chiếc pizza của Pizza Hut, Xúc xích khô salami được sử dụng thay vì xúc xích pepperoni để đảm bảo không bị hỏng do thời gian vận chuyển dài. Muối và các gia vị cũng được cho vào nhiều hơn, do thời gian ở trong không gian sẽ làm giảm mùi vị thức ăn.

Pirs là nơi neo đậu cho các tàu vũ trụ Nga, được đưa vào sử dụng ngày 14/9/2001.
Pirs là nơi neo đậu cho các tàu vũ trụ Nga, được đưa vào sử dụng ngày 14/9/2001. Nó dài 4,9 mét, đường kính 2,6 mét, nặng 3.838kg. Theo kế hoạch nó sẽ được tháo rời khỏi trạm và bị đốt cháy hoàn toàn trong quá trình rơi trở lại bầu khí quyển Trái Đất vào năm 2017. Nga sẽ thay thế nó bằng một phòng thí nghiệm đa năng tên là Nauka.

Tàu Columbia đã gặp sự cố khi một mảnh xốp cách nhiệt bị rơi ra và mắc vào cánh bên trái. Con tàu sau đó đã bị vỡ vụn khi bay vào khí quyển Trái Đất.
Một thảm kịch đã xảy ra vào ngày 1/2/2003, làm 7 người chết. Tàu Columbia đã gặp sự cố khi một mảnh xốp cách nhiệt bị rơi ra và mắc vào cánh bên trái. Con tàu sau đó đã bị vỡ vụn khi bay vào khí quyển Trái Đất. Thảm kịch này đã làm gián đoạn chương trình tàu con thoi của Mỹ hai năm rưỡi. Việc xây dựng ISS cũng bị ngừng lại.

Đây là công trình của Cơ quan không gian Italy, được sử dụng từ 23/10/2007.
Đây là công trình của Cơ quan không gian Italy, được sử dụng từ 23/10/2007. Nó có chiều dài 6,7 mét, đường kính 4,3 mét, nặng 14.768kg. Nhờ có Harmony, không gian sống và làm việc trên ISS tăng khoảng 20% (từ 420m3 lên 500,3m3). Phần hành lang kết nối được tận dụng để làm các phòng thí nghiệm nghiên cứu. Cái tên Harmony đến từ một cuộc thi đặt tên năm 2007. Ngoài ra còn một số bộ phận kết nối và quan sát, hỗ trợ thí nghiệm được đưa lên ISS vào những năm gần đây.


Nguồn: /

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.