Danh sách bài viết

Hạt giống 2.000 năm tuổi trong cổ mộ Trung Quốc

Cập nhật: 01/05/2021

hat-giong-2000-nam-tuoi-trong-co-mo-trung-quoc

Hơn 100 hạt giống cổ đại được tìm thấy trong ngôi mộ 2.000 năm ở Nội Mông. Ảnh minh họa: Shanghai Daily.

Khám phá mới về hơn 100 hạt giống ở khu tự trị Nội Mông, phía bắc Trung Quốc khiến các nhà khảo cổ bối rối, Seeker hôm 18/2 đưa tin. Những hạt giống này có hình dạng bán nguyệt giống hạt lựu hiện nay, nhưng viện khảo cổ ở địa phương chưa thể xác định chúng là hạt giống cây gì.

Các nhà khảo cổ tìm thấy số hạt giống trong khi khai quật một ngôi mộ cổ ở Đặng Khẩu, phía tây Nội Mông, có niên đại từ nửa cuối thời Tây Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm 25 sau Công nguyên) đến đầu thời Đông Hán (năm 25 - 220 sau Công nguyên).

"Một trong những lợi ích của phát hiện này là nó giúp tìm ra một giống cây trồng không còn tồn tại hoặc đã bị lãng quên từ lâu", Seeker dẫn lời Craig Barrett, phó giáo sư chuyên ngành tiến hóa thực vật tại Đại học West Virginia.

Barrett chỉ ra các nhà khoa học ngày nay rất quan tâm bảo tồn các biến thể di truyền ở cây trồng, gọi là ngân hàng hạt giống, để cứu những giống cây có nguy cơ tuyệt chủng. Hầm hạt giống ở Svalbard, Na Uy là một ví dụ điển hình với hơn 880.000 mẫu hạt giống đến từ hầu hết các nước trên thế giới.

Một lợi ích khác của phát hiện là cho phép các nhà khoa học có cái nhìn sâu hơn về chế độ ăn uống của người dân từ hai thiên niên kỷ trước.

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc chưa đưa ra kết luận các hạt giống có thể hồi sinh hay không, dù nhiều nỗ lực trong việc phục hồi hạt giống từ thời cổ đại gặt hái thành công trong những năm gần đây. Theo Barrett, cách tiếp cận tương tự có thể áp dụng với số hạt giống mới phát hiện ở phía bắc Trung Quốc.

"Trong điều kiện thực tế, để tìm ra đây là cây gì, theo tôi nên gieo những hạt giống vào đất và quan sát chúng có nảy mầm hay không. Nhưng họ cũng có thể sử dụng cách khác", Barrett nói. "Chẳng hạn những chuyên gia thực vật học có thể xác định được các hạt giống dựa trên hình thái học, tức hình dạng của nó. Lựa chọn cuối cùng là nghiền nhỏ các hạt giống và cố gắng xâu chuỗi một số ADN từ chúng".

Quỳnh Thái


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.