Danh sách bài viết

Hệ thống ống ngầm khổng lồ vận chuyển thư ở Mỹ

Cập nhật: 09/02/2024

Khoảng 100 năm trước, New York có hơn 43km đường ống khí nén chạy ngầm bên dưới thành phố, giúp vận chuyển thư nhanh chóng bất chấp thời tiết.

Nhiều phương thức vận chuyển hàng hóa và thư từ độc đáo đã xuất hiện xuyên suốt lịch sử nhân loại, hướng đến sự nhanh chóng và thuận tiện. Hệ thống ống khí nén ngầm là một trong những phương thức thú vị nhất xuất hiện ở thành phố New York hơn một thế kỷ trước, Smithsonian hôm 22/12 đưa tin.

 Hệ thống đường ống vận chuyển thư ngừng hoạt động vào những năm 1950.
Hệ thống đường ống vận chuyển thư ngừng hoạt động vào những năm 1950. (Ảnh: USPS).

Hệ thống này được sử dụng để vận chuyển thư đến nhiều tòa nhà khác nhau trong thành phố thông qua mạng lưới đường ống dưới lòng đất. Khí nén hoặc lực hút chân không sẽ đẩy hoặc kéo các hộp đựng hình trụ di chuyển với tốc độ lên tới 56km/h. Những công nhân vận hành hệ thống có biệt danh là rocketeer.

Ngày 7/10/1897, Bưu điện Mỹ (USPS) hoàn thành thử nghiệm đầu tiên với hệ thống ống khí nén của thành phố New York. Hộp thư đầu tiên mất 3 phút để đi hết hành trình khứ hồi dài gần 2.300 m từ tòa nhà bưu điện chính đến Sàn giao dịch Sản xuất New York. Chiếc hộp chứa một cuốn Kinh thánh bọc trong lá cờ Mỹ, các bản sao Hiến pháp Mỹ và bài phát biểu nhậm chức của Tổng thống William McKinley. Hệ thống dần phát triển, cuối cùng trải rộng hơn 43km, vận chuyển hàng triệu thư qua Manhattan và Brooklyn mỗi ngày.

Đến năm 1915, Mỹ có nhiều thành phố lớn lắp đặt hệ thống ống khí nén như Philadelphia, Boston, Chicago, St. Louis, theo Bảo tàng Bưu chính Quốc gia Smithsonian. Thực tế, Philadelphia được cho là nơi khai sinh ra hệ thống này. Các đường ống được lắp đặt tại đây từ năm 1893 để giúp vận chuyển thư giữa các bưu điện. Cuối cùng, có tổng cộng khoảng 90 km đường ống tồn tại dưới lòng đất Mỹ.

Theo Bảo tàng Bưu chính, một tuyến thư mất 40 phút tại New York đã giảm xuống còn 7 phút nhờ hệ thống ống khí nén. Hệ thống này còn rất hữu ích trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. "Các đường phố New York gần như không thể đi qua được. Nhưng các doanh nghiệp ở New York vẫn nhận được thư từ quan trọng đúng hạn. Đường ống khí nén đã giúp vận chuyển thư", tờ New York Times viết. Thậm chí, đường ống được cho là đã vận chuyển thành công một con mèo sống.

 Hộp đựng hình trụ dùng cho những đường ống khí nén ở thành phố New York
Hộp đựng hình trụ dùng cho những đường ống khí nén ở thành phố New York cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950. (Ảnh: Bảo tàng Bưu chính Quốc gia Smithsonian)

Có tới 200.000 lá thư được vận chuyển qua các đường ống mỗi giờ. Mỗi tuyến có hai đường ống - một ống để gửi và một ống khác để nhận. Chúng nằm ở độ sâu 1 - 4 m dưới lòng đất, một số chạy qua các hầm tàu điện ngầm. Đường ống được bôi trơn bằng dầu để dễ dàng vận chuyển các hộp thư bằng thép. Những chiếc hộp dài 60 cm, bọc nỉ và da ở hai đầu nhằm đảm bảo kín khí.

Bảo tàng Bưu chính cho biết, hệ thống ống thư đóng cửa trong Thế chiến I để dành tài trợ cho cuộc chiến. Sau đó, chỉ có New York và Boston khôi phục dịch vụ. Tuy nhiên, lượng thư ngày càng tăng, chi phí vận hành cao và sự phát triển của các thành phố khiến hệ thống trở nên không còn thiết thực. Đến những năm 1950, hệ thống khí nén ngừng hoạt động.

Ngày nay, phần lớn đường ống chỉ nằm im lìm dưới những con đường ở New York. Một phần hệ thống ống của thành phố vẫn còn được bảo tồn ở Bưu điện Old Chelsea. Nhiều đường ống đã bị đào lên và phá hủy trong những thập kỷ trước. Năm 2001, các chuyên gia thử lắp đặt cáp quang trong đường ống nhưng thất bại. Hệ thống hiện chỉ còn tồn tại như một phần lịch sử của thành phố, trở thành tàn tích của một công nghệ mà vào đầu thế kỷ 20, nhiều người từng tin rằng sẽ là một phần nền móng cho tương lai.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.