Danh sách bài viết

Hiệu trưởng trường Sư phạm Hà Nội trăn trở về nghề

Cập nhật: 09/03/2021

Bài diễn văn dài 15 phút của thầy Minh nhân ngày Nhà giáo Việt Nam được đồng nghiệp, sinh viên sư phạm ủng hộ và chia sẻ.  

Hôm nay, chúng ta có mặt nơi đây, vì chúng ta đã có những người thầy, chúng ta lớn lên nhờ những người thầy. Hãy tri ân họ và hãy làm một việc gì đó ý nghĩa cho đời. Chúng ta may mắn và diễm phúc hơn vì chúng ta có những đồng nghiệp, có trọng trách cao cả là đào tạo ra những người thầy và không chỉ một ngày hôm nay mà trong đời người hãy luôn nhớ lấy để làm.

Với tôi, từ trường làng bước ra thị trấn để học, nếu không có những ước mơ gieo vào sau bài giảng của thầy cô, không có những khát khao ẩn sâu sau trang sách, không có những vùng trời xa lạ mà thầy cô mang đến để đi tìm, chắc tôi đã không đi qua được chặng đường có lắm gian nan.

Hãy hình dung, nếu không có nhà trường, không có thầy cô, thì cùng lắm ta chỉ biết cha mẹ, ông bà, còn ngoài đời thì lạ lẫm biết bao! Chúng ta lớn lên từ tình thương và trách nhiệm, từ bao dung và chân thật của thầy cô, hãy trả cho đời trước hết là yêu thương. Yêu thương sẽ bắt đầu cho lương thiện.

Những khẩu hiệu rất kêu, cùng lắm là đập vào mắt; những lời khuyên răn cùng lắm là thoảng vào tai, cái đọng lại trong mỗi học sinh là một lời động viên an ủi, một câu khích lệ ân cần, tình yêu thương có khi chỉ là một lần vỗ về đồng cảm.

Trước khi khơi dậy cho học sinh đam mê khám phá nét diệu kỳ của thế giới tự nhiên, hãy khơi dậy tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Sự vô cảm sinh ra là do con tim không còn rung động, hoặc người ta run sợ đến chạy trốn cuộc đời.

Không bắt đầu từ tình yêu thương, không bồi đắp phù sa cho tình yêu thương, thì con người chỉ toan tính thiệt hơn và cuối cùng là cô độc. Họ có làm gì, được gì thì cũng chỉ là những mảnh ghép không hồn.

Trước khi dạy trẻ khát vọng làm giàu chân chính, hãy dạy trẻ yêu lấy đồng đất quê nghèo, thương lấy con phố nhỏ nhoi mà mẹ cha nhọc nhằn kiếm sống. Không yêu được những điều giản đơn vốn có, thì đời người là những bước đi hoang, hoặc bơ vơ, lạc lõng giữa đời. Yêu thương, bao dung và tha thứ thì khó lắm; để hận thù, ghét bỏ thì quá dễ dàng.

Hãy bắt đầu bằng tình yêu thương và nuôi dưỡng lấy tình yêu thương khi đã chọn nghề dạy học.

Giáo dục, cuối cùng là để làm sao con người yêu thương nhau hơn và sống hạnh phúc hơn nơi mà họ đang chung sống. Có lẽ chưa đủ nhưng đều có sự tương đồng, đất nước nào đầu tư đúng mức cho giáo dục thì đều phát triển, đất nước nào nhận thức đầy đủ và đầu tư xứng đáng cho giáo dục nhân bản thì con người ở đó hạnh phúc.

Thầy Nguyễn Văn Minh nhận hoa chúc mừng từ đại diện sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Dương Tâm

Thầy Nguyễn Văn Minh nhận hoa chúc mừng từ đại diện sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Dương Tâm

Ngày nay, giáo dục mang tính mở, không gian giáo dục đã được thay đổi; nhưng nhân tố cơ bản của nhà trường, không có gì khác là thầy và trò. Đối tượng được chăm chút nhiều nhất đó là trò và người được quan tâm nhất để làm tốt thiên chức của mình là thầy. Một trong hai nhân tố này bị chênh vênh thì khó để có một nền giáo dục tiến bộ.

Mọi hiện tượng trong xã hội, cuối cùng đều quy cho giáo dục; và một điều hiển nhiên là có gốc rễ từ giáo dục. Giáo dục như là sự kết tinh của quá khứ, hiện tại và dự báo cho cả tương lai; nó còn phản ánh sự tiếp thu, du nhập, lai căng của các nền văn hóa, của công nghệ của nhiều nước.

Một mình ngành giáo dục và chỉ riêng đội ngũ thầy cô giáo sẽ không làm được tất cả. Hãy chung tay bằng hành động cụ thể và trách nhiệm vì một nền giáo dục tiến bộ.

Đánh bại một nền văn hóa bằng cách thôn tính thông qua con đường giáo dục là xóa sổ một dân tộc.

Giáo dục và người vận hành nó cần có chung một đích đến. Tôi thực sự lo ngại khi chúng ta đang muốn thay đổi cách tiếp cận nhưng đâu đó hãy còn dạy cho con trẻ mẹo mực để tìm cách tô vẽ, mục đích cuối cùng là đáp án, còn xa hơn thì chẳng biết để làm gì.

Một bác sĩ có thể mổ tim để cứu một đứa trẻ, nhưng người thầy có thể chạm đến đáy sâu con tim của trẻ, đánh thức những khát vọng diệu kỳ nhất trong hồn trẻ. Văn minh phải bắt đầu từ tư duy và trọng trách của giáo dục là giúp mỗi người biết tư duy và tư duy một cách khoa học. Nghĩa vụ cao cả của giáo dục là hướng con người đến tình yêu thương, lòng bao dung và cảm hóa để hạnh phúc đến với muôn nhà. Mục đích cuối cùng của giáo dục là tính trung thực và lòng vị tha.

Người ta cảm giác rùng mình với sự thiếu thốn thời bao cấp, nhưng người ta tiếc nuối một số nét đẹp ứng xử với nhau thời bao cấp. Ngày nay, khi đời sống vật chất được cải thiện, có lúc chúng ta đề cao phát triển kinh tế, nhưng đừng quên rằng sự nghèo đói trong tâm hồn, trong văn hóa mang đến những bi kịch khủng khiếp hơn nhiều.

Thầy cô, người mang ánh dương đến muôn nhà. Thiên chức cao quý lắm. Xin đừng nghĩ đơn thuần vì miếng cơm manh áo để chọn nghề giáo; hãy biết sẻ chia những lo toan quá đỗi đời thường mà thầy cô phải dốc tâm, dốc sức cho nó. Một sinh viên tâm sự rằng vì điều kiện gia đình nên thi vào trường sư phạm. Tôi đã khuyên em nên chọn nghề mình yêu thích và đam mê, làm nghề giáo mà thiếu đam mê thì khó lắm.

Đến trường, gặp trẻ mà không bắt đầu từ tình yêu thương thì khó lòng mà làm tốt bổn phận giáo dục con người.

Nghĩa vụ của giáo dục là phải tạo ra sự bình đẳng cho mọi đối tượng. Tôi có dịp đến thăm đứa cháu ở vùng ven, hỏi cháu học trường nào, cháu bảo học ở trường làng bên cạnh. Cháu ngô nghê bảo rằng con ước gì học ở trường trên phố đẹp lắm, nhiều đồ chơi lắm, mà thôi ba mẹ không đủ tiền.

Chúng ta có trọng trách để mỗi đứa trẻ tự hào rằng mọi số phận, bất cứ là ai, sinh ra trong hoàn cảnh nào đều được đến những ngôi trường tốt nhất trên đất nước này. Chúng ta có nghĩa vụ đẩy tính tự ti, mặc cảm ra khỏi ý nghĩ của trẻ. Lòng bác ái, bình đẳng và đức tính khoan dung sẽ sinh sôi từ đó, niềm tin phải được lớn dần trong trẻ. Số phận là do chính nó tạo ra, chứ không phải trông chờ vào cha mẹ và nghĩa vụ chúng ta là gieo vào con trẻ niềm tin chân chính và hiện thực hóa niềm tin đó.

Điều chúng ta trăn trở đến nhói lòng, đến lúc nào những đứa trẻ nơi bản làng xa lắc có được trường học ít nhất bằng được vùng đồng bằng; điều kiện sinh hoạt của thầy cô ở đó bớt khó khăn hơn. Những sinh viên chúng ta, bây giờ là những đồng nghiệp chúng ta đang thầm lặng làm những điều vĩ đại ở những nơi tên gọi có khi còn lạ lẫm với bao người.

Nghĩa vụ của giáo dục là tạo ra con người trung thực. Chân lý không dành cho những ai ngụy biện. Văn minh không dung túng cho kẻ dối gian. Nghi ngờ sinh ra do người ta không thật. Khủng khiếp biết bao khi con người mất lòng tin vào nhau. Từ những điều tưởng chừng bé nhỏ, từ những cách nghĩ giản đơn, từ những chuẩn mực trong nhà trường, từ những hành vi trong cuộc sống và sự kiểm chứng trong xã hội sẽ tạo nên đức tính trung thực cho con người.

Nơi nào, lĩnh vực nào tính trung thực bị xâm hại, con người ở đó run sợ trước dối gian thì ở đó niềm tin bị đánh cắp. Trung thực luôn đồng hành cùng tự trọng. Người ta bao biện vì người ta sợ sự thật, và đó là con đường đồng lõa với cái sai, và dễ hiểu vì sao họ tự đánh mất lòng tự trọng.

Nỗ lực cùng nhau để mỗi người đều đạt đến những mục đích chân chính, chứ không phải bằng mọi giá, mà đánh mất lòng tự trọng. Để đâu đó, việc cắt nhãn mác, đâu đó đánh tráo chất lượng, đâu đó đổi trắng thay đen trong ứng xử với người bớt dần trong cuộc sống.

Giáo dục phải tạo ra sự quan niệm công bằng và giải phóng trí tuệ với mọi tài năng.

Kỳ vĩ của con người là trái tim và khối óc. Chúng ta biết sơ khai về thời tiền sử là do con người đã biết biến cái không gian hữu hạn của bộ não thành cái vô hạn của trí thông minh, biết nối hiện tại với quá khứ xa xưa vời vợi; biết hình dung ra những điều viễn tưởng và đưa nó về với thực tại con người.

Mỗi học sinh là một thế giới tiềm ẩn. Chúng ta đây đang hưởng thụ những thành quả tuyệt vời của nhân loại. Chúng ta có tivi, điện thoại, đó là phát kiến của những nhà khoa học tự nhiên đem lại. Nhưng chúng ta chìm trong sâu lắng với những giai điệu du dương, đó là điều diệu kỳ mà những nhạc sĩ ban cho hồn người và cuộc sống.

Con người toàn diện, nhưng không có con người vạn năng. Chính chúng ta, chính giáo dục phải thay đổi trong quan niệm, thiệt thòi và bất công sẽ ghê gớm nếu từ thầy cô, từ giáo dục nhìn nhận khả năng của mỗi học sinh bằng những định kiến khuôn mẫu chung cho mọi học sinh. Hãy nhớ rằng không thể có cùng một giải pháp cho tất cả vấn đề.

Sáng tạo chỉ có thể khi đầu óc được giải phóng. Giáo dục phải mở ra những chân trời mới, thầy cô là đồng hành để tìm con đường mới văn minh và tiến bộ. Điều này không hề mâu thuẩn với các chuẩn mực. Khi có niềm tin chính đáng, sự phá cách để tìm ra điều chân chính sẽ mang lại điều tốt đẹp cho con người. Khi tâm sáng thì ước mơ bao giờ cũng cao đẹp và phụng sự bao giờ cũng cao hơn ích lợi riêng tư.

Trong những biến động của xã hội và quan niệm có lúc chông chênh, nhưng kỳ vọng về những điều tốt đẹp chưa bao giờ lụi tắt, Ẩn sau sự trách móc của phụ huynh, thậm chí của học sinh, nhưng sâu xa hơn là sự mong muốn những điều tiến bộ.

Trong khả năng, chúng ta hãy làm tốt nhất trọng trách của mình. Chúng ta không thể thay đổi quan niệm xã hội khi chính chúng ta chưa thực sự làm tốt thiên chức của mình. Dẫu biết trong công việc, không phải lúc nào cũng thuận lợi; và còn rất nhiều tác động của ngoại cảnh; của những trói buộc lỗi thời.

Hôm nay, có mặt quý thầy cô, có cả sinh viên và ngoài kia, có cả đồng nghiệp của chúng ta, chúng ta cùng nỗ lực, cùng kiên định và cùng bản lĩnh để giữ được cái tâm đối với nghề, đối với người.

Khó khăn còn nhiều lắm, thiếu thốn không hề ít, chặng đường phía trước còn lắm gian nan. Những đòi hỏi đổi mới giáo dục là một thử thách lớn lao đối với mỗi thầy cô, sứ mạng này phải bắt đầu từ trường sư phạm, từ thầy cô, từ sinh viên và tác động đến cả hệ thống. Hơn ai hết, trước hết là đội ngũ giảng viên hãy tự làm mới mình; hỗ trợ sinh viên để mai ngày ra trường họ vững vàng trên bục giảng.

Còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều lực cản nhưng trước hết là giữ lấy con tim lành lặn để có một tâm hồn tràn ngập yêu thương; có một cái đầu minh mẫn, thức thời và rộng mở đến đón cái hay, cái tiến bộ; mang lại cho đời những thay đổi tốt hơn.

Hãy tự hào là thành viên của Đại học Sư phạm Hà Nội, đủ tâm, đủ tầm và đủ bản lĩnh để làm tốt bổn phận cao đẹp của mình. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, một lần nữa chúng ta khắc sâu hơn những giá trị của nghề nghiệp, để hành động chân chính và cuối cùng để xã hội văn minh.

Nguyễn Văn Minh


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...