Danh sách bài viết

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Cập nhật: 15/04/2024

Khó làm một người thầy chân chính vì... bệnh thành tích

Phòng GD-ĐT H.Minh Hóa (Quảng Bình) sẽ rà soát, yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập và các giáo viên tham gia giảng dạy để làm rõ trách nhiệm sau vụ việc học sinh lớp 6 (Trường THCS Hồng Hóa) nhưng chỉ viết được tên mình. 

Trước đó, trong giờ kiểm tra môn giáo dục công dân tại lớp 6B (Trường THCS Hồng Hóa), giáo viên bất ngờ phát hiện trên bài kiểm tra của một học sinh có ghi dòng chữ "chép nhanh để về". Giáo viên sau đó đã hỏi học sinh vì sao lại ghi dòng chữ trên, thì em thừa nhận nhìn lại bài của bạn để chép chứ... không hiểu nghĩa. Giáo viên kiểm tra các kỹ năng đọc, viết của học sinh này và phát hiện khả năng đọc, viết của em rất kém, không hiểu các câu chữ, chỉ biết viết tên của mình.

Thông tin sự việc này khiến tôi nhớ lại ngày tôi mới bước chân vào nghề giáo. Lúc đó, một đồng nghiệp lớn tuổi tâm sự rằng: “Thật khó làm một người thầy chân chính!”. Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, suy ngẫm lại, tôi thấy lời nhận xét ấy thật sâu sắc. Với những áp lực của căn bệnh thành tích như hiện nay, giáo viên khó có thể làm một người thầy chân chính.

Trong cuộc sống, đạt thành tích cao trong công việc là một việc đáng ghi nhận. Tuy vậy, thành tích ấy phải do chính nỗ lực của bản thân hay tập thể cùng chung tay góp sức chứ không phải hình thành từ sự dối trá.

Để đạt được danh hiệu thi đua, một trong những tiêu chí đó là tỷ lệ học sinh yếu kém phải ở trong ngưỡng cửa cho phép. Hầu như tất cả mọi người trong tập thể sư phạm đều phải tuân thủ và tìm mọi cách để có được một con số đẹp.

Trường THCS Hồng Hóa, nơi học sinh lớp 6

Mọi người mặc nhiên chấp nhận sự dối trá ấy bởi vì không ai muốn rắc rối cho mình. Ai cương quyết đấu tranh thì có thể nhận được cái nhìn không thiện cảm của những người lãnh đạo.

Nếu trường không đạt danh hiệu thi đua thì giáo viên sẽ bị chỉ trích “không vì quyền lợi tập thể”. Trong hoàn cảnh như thế, dù không muốn nhưng giáo viên phải làm theo “quy trình” để không bị khống chế chỉ tiêu thi đua. 

Cần mạnh dạn nói không với thành tích ảo

Với tiêu chí dạy thật học thật, trường tôi đang công tác 4 năm rồi được nhắc nhở và bị cắt thi đua vì tỷ lệ học sinh yếu kém quá cao so với mặt bằng chung. Cấp trên đặt vấn đề: “Tại sao trường nằm ngay ở trung tâm huyện lại có chất lượng thấp hơn so với những trường còn lại?”. Không những thế mà ngay cả trong những cuộc họp, trường tôi cũng bị nêu tên như là một “điển hình’’ hạn chế về chất lượng giáo dục.

Cán bộ quản lý chúng tôi thật đau đầu dù đã có rất nhiều hình thức giúp học sinh củng cố kiến thức như: phân công giáo viên bộ môn hướng dẫn các em học tập, cho đề theo hướng phân hóa để các em yếu kém có cơ hội để cải thiện điểm số, cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm đưa ra những tiêu chí khen thưởng để động viên tinh thần học tập của các em.

Và có một điều chúng tôi đồng tâm đó là: Không cho điểm khống để có tỷ lệ đẹp theo tiêu chí thi đua. Những học sinh nào không đủ điều kiện, nhà trường cho các em thi lại hay ở lại lớp hẳn.

Để đạt được danh hiệu thi đua, một trong những tiêu chí đó là tỷ lệ học sinh yếu kém phải ở trong ngưỡng cho phép

ẢNH MINH HỌA: THANH NIÊN

Với sự cố gắng của tập thể sư phạm, chất lượng giáo dục của trường tôi được nâng dần theo từng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn cao so với những trường còn lại trong huyện.

Là những người thầy, chúng tôi cũng mong muốn học trò mình tiến bộ, nhưng sự tiến bộ ấy phải xuất phát từ sự nỗ lực của chính học sinh, không phải nhờ vào những "chiếc phao" hỗ trợ.

Chúng tôi không biết “vâng lời” nên thành tích của trường bị ảnh hưởng nhưng đổi lại chúng tôi tạo được sự tin tưởng và đồng thuận của giáo viên, phụ huynh học sinh trong công tác quản lý chuyên môn. Có một "nỗi khổ" mang tên thành tích mà ngay cả những người quản lý như chúng tôi cũng phải băn khoăn chứ không riêng gì giáo viên đang giảng dạy.

Khi cô chủ nhiệm khuyên phụ huynh cho học sinh ‘ở lại lớp’

Thực tế cho thấy, không phải là thầy cô nào cũng vì căn bệnh thành tích mà cho học trò được lên lớp trong khi học lực của các em quá yếu, chưa đọc và viết thông thạo.

Tôi nhớ, mấy năm trước, đứa cháu (con của người em tôi) học lớp 1 tại Trường tiểu học Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi. Trong kỳ họp phụ huynh cuối năm, cô chủ nhiệm gặp riêng em tôi trò chuyện và bảo cháu tôi có học lực yếu nhất lớp. Dù được cô quan tâm, kèm cặp nhưng cháu vẫn chưa đọc và viết thành thạo.

Cô nói nếu để cháu lên lớp 2 thì cô cảm thấy rất áy náy và lo lắng, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp không cho phép và học sinh sẽ không theo kịp bạn bè, mất đi nền tảng, kiến thức cơ bản. Vì vậy, cô chủ nhiệm khuyên cho cháu ở lại một năm của lớp 1 để cô tiếp tục kèm cặp, giúp cháu nắm rõ mặt chữ, đọc và viết thành thạo.

Trước lời khuyên và góp ý chân tình của cô giáo chủ nhiệm, em tôi quyết định cho con ở lại năm lớp 1. Nhờ sự dìu dắt, kèm cặp của cô, cháu đã đọc, viết rất thành thạo. Hiện nay, cháu học lớp 4 và là một trong những học sinh có sức học khá giỏi nhất trong lớp.

Từ câu chuyện trên, tôi nghĩ nếu nhà trường, thầy cô kiên quyết “nói không” với bệnh thành tích, chia sẻ chân tình với phụ huynh về học lực của học trò, mạnh dạn cho học sinh “ở lại lớp” để học tốt hơn thì sẽ không còn những câu chuyện học đến lớp 5, 6 nhưng không biết đọc; chưa viết thành thạo; không biết làm toán cộng, trừ, nhân, chia cơ bản.

Nguyễn Đước



Nguồn: / Theo Thanhnien

Đề xuất có giáo viên tiếng Anh trong trường mầm non công lập

Giáo dục và đào tạo

Các trường mầm non ở Hà Nội có chung đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt vị trí việc làm cho giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ tại...

'Thế hệ XO'

Giáo dục và đào tạo

Đồng hồ điểm 16 giờ 5 phút, chị Hoàng Thanh Hiền tắt phụt màn hình máy tính, sấp ngửa chạy ra bấm thang máy. Tới hầm xe, chị có 3 phút để choàng hết đồ bảo hộ, chống chọi với thời...

Chọn học ngành 'nóng' sẽ dễ có việc làm?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian qua, nhiều ngành học mới ra đời đáp ứng xu hướng và được xem là ngành "nóng/hot". Tuy nhiên, những ngành học trước đó cũng vẫn không giảm 'nóng'. Vậy độ...

Chọn ngành 'nóng' phải chấp nhận cạnh tranh?

Giáo dục và đào tạo

Khi quyết định nộp hồ sơ vào các ngành học xu hướng, ngành 'nóng'/'hot', thí sinh có những thuận lợi và khó khăn gì? Với những ngành học không được xem là...

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu.

Nhóm sinh viên đại diện Việt Nam đến Anh giành cơ hội khởi nghiệp bằng AI

Giáo dục và đào tạo

Với ý tưởng dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tình trạng kích ứng và dị ứng da đầu, 3 sinh viên từ Trường ĐH RMIT Việt Nam đã vượt qua hơn 5.000 người để đại diện Việt...

Trang web tuyển sinh bị sập, dữ liệu thí sinh đăng ký có bị mất?

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vừa thông báo gia hạn thời gian đăng ký thi các môn năng khiếu và đăng ký xét tuyển trực tuyến sau sự cố trang web tuyển sinh bị sập nhiều ngày liền.

Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên

Giáo dục và đào tạo

Sáng 24.4, học sinh lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) làm bài kiểm tra môn ngữ văn có chủ đề xuyên suốt 'Sống đẹp', với ngữ liệu ở phần đọc hiểu là đoạn trích của những bài viết về...

Tài trợ gần 30 tỉ đồng cho các dự án tiếng Anh, giáo dục, nghệ thuật

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh tài trợ 946.000 bảng Anh (gần 30 tỉ đồng) để hỗ trợ 30 dự án hợp tác giữa Anh và Việt Nam ở 3 lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, tiếng Anh nhằm tạo ra di sản lâu dài về kết nối, cộng tác...

Công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024

Giáo dục và đào tạo

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phổ điểm 3 đợt đầu bài thi đánh giá năng lực HSA 2024.