Danh sách bài viết

Học sinh, phụ huynh mong bỏ môn thi thứ tư vào lớp 10

Cập nhật: 25/10/2023

Đầu tháng 12, Quỳnh Trang, lớp 9 tại huyện Chương Mỹ, vẫn học online từ 7h15 đến 11h30. Vì địa phương có ca nhiễm cộng đồng, Trang chưa được quay lại trường, trong khi bạn bè tại nhiều huyện khác đã học trực tiếp được 2-4 tuần. Nữ sinh sốt ruột khi chỉ còn khoảng nửa năm nữa là kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội diễn ra.

"Kiến thức của em bị hổng khá nhiều. Mỗi lần được quay lại trường sau một đợt dịch, chưa kịp củng cố đầy đủ kiến thức thì đợt dịch mới xảy đến, chúng em lại học trực tuyến. Do đó, em muốn được bỏ môn thi vào lớp 10 để giảm tải, tập trung vào ba môn chính Văn, Toán, Tiếng Anh", Trang nói.

Hiện, Trang học trực tuyến theo thời khóa biểu chính khóa vào buổi sáng, phụ đạo 2-3 buổi một tuần vào chiều. Mục tiêu của nữ sinh là đỗ vào THPT Chúc Động, năm ngoái lấy 30 điểm.

Nữ sinh đánh giá, lực học của mình không thuộc loại khá, giỏi, nên em không dám ôn cùng lúc nhiều môn từ sớm, mà muốn tập trung cho Văn, Toán, Tiếng Anh trước. Em dự định bắt đầu ôn môn thứ tư sau khi Hà Nội thông báo, tức vào khoảng tháng 3 năm sau. "Em cũng hiểu cách học này hơi liều lĩnh. Nhưng việc ôn mọi môn là quá sức với học sinh trung bình như em, nhất là khi môn nào cũng bị hổng kiến thức trong thời gian học trực tuyến", Trang nói.

Từ 8/11, khoảng 4.000 học sinh lớp 9 tại huyện Ba Vì được trở lại trường. Hai tuần sau, khoảng 36.000 em ở 17 huyện, thị ngoại thành khác cũng được học trực tiếp. So với hơn 100.000 học sinh lớp 9 tại Hà Nội, số được đi học sớm chỉ chiếm khoảng một phần ba. Những học sinh chưa đến trường như Trang vẫn đang thấp thỏm, sốt ruột mong ngày học trực tiếp để ôn thi chuyển cấp hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ngay cả với những học sinh đã học trực tiếp, nỗi lo cũng chưa biến mất. Khánh Ly, lớp 9 tại Ba Vì, thuộc nhóm được trở lại trường sớm nhất vào sáng 8/11. Theo quy định của thành phố, các trường chỉ được dạy một buổi trên ngày, không tổ chức ăn bán trú. Do đó, Ly được học chương trình chính khóa vào buổi sáng, chiều nghỉ hoặc học phụ đạo 1-2 buổi mỗi tuần.

Ly đánh giá, điều em và bạn bè cần nhất là những buổi học củng cố kiến thức, bởi "học trực tuyến chỉ đạt hiệu quả khoảng 70%". Thế nhưng, vì chỉ học một buổi, các em vẫn tiếp tục phải học phụ đạo online, và điều này không giúp ích nhiều cho Ly. "Em vẫn thấy mình lơ mơ, nhớ trước quên sau nên rất muốn được ôn luyện trực tiếp", Ly nói.

Nếu tình trạng này kéo dài, nữ sinh không tự tin mình có thể đạt 6,5-7 điểm mỗi môn Toán, Văn, Anh trong kỳ thi vào lớp 10, càng không nghĩ có thể ôn luyện thêm một môn nữa. "Năm nay, em mong chỉ phải thi ba môn để vào trường THPT", Ly nói.

Học sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2021. Ảnh: Giang Huy

Học sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2021. Ảnh: Giang Huy

Nhiều phụ huynh cũng có chung lo lắng về số lượng môn thi trong kỳ tuyển sinh lớp 10 công lập ở Hà Nội.

Chị Hạnh, 46 tuổi, trú quận Thanh Xuân, e ngại việc thi bốn môn sẽ gây áp lực cho con trai - nam sinh chưa được quay lại trường kể từ tháng 5. Lý do chị đưa ra là học online không hiệu quả như trực tiếp, thời gian học cũng ít hơn. Khi được đến trường trở lại, các thầy cô sẽ phải đẩy mạnh ôn luyện, đồng nghĩa các con có thể phải học với cường độ cao hơn. Nếu thi càng nhiều môn, học sinh sẽ khá áp lực trong thời gian còn lại của năm học.

Phụ huynh này chia sẻ thêm, việc tổ chức môn thi thứ tư ở Hà Nội nhằm tránh để học sinh học lệch, học tủ, chỉ tập trung vào ba môn chính là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Tuy nhiên thực tế các khóa trước cho thấy, học sinh vẫn tập trung nhiều hơn cho ba môn này trong năm học, và chỉ thực sự chú tâm vào môn thứ tư sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo công bố.

"Như vậy mục tiêu tránh học lệch, học tủ cũng không được giải quyết. Trong khi việc không được đến trường trong thời gian dài ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và kết quả học tập của các con. Vậy tại sao cứ phải giữ môn thứ tư?", chị Hạnh băn khoăn.

Năm 2019, lần đầu tiên Hà Nội tổ chức thi bốn môn sau hàng chục năm chỉ tổ chức thi hai môn Toán và Ngữ văn. Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ là bắt buộc. Môn thứ tư sẽ được Sở Giáo dục công bố vào khoảng tháng 3. Năm 2020, do tác động của Covid-19, học sinh phải học online ba tháng, thành phố đã bỏ bài thi thứ tư, đồng thời giảm tải kiến thức trong đề thi theo hướng dẫn tinh giản chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thế nhưng, đến năm 2021, dù vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và phụ huynh, học sinh tiếp tục đề xuất bỏ môn thứ tư, thành phố vẫn quyết định tổ chức và môn Lịch sử lần thứ hai được chọn. Điểm xét tuyển vào lớp 10 được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = (Điểm Toán + Điểm Ngữ văn) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm môn Lịch sử + Điểm ưu tiên. Điều này khiến chị Hạnh lo ngại, kỳ tuyển sinh lớp 10 diễn ra vào khoảng tháng 6-7/2022 có thể sẽ phải thi bốn môn. Chị và con cũng xác định "khó thì khó chung" và vẫn đang dành thời gian nhiều hơn cho ba môn bắt buộc.

"Nếu không bỏ môn thứ tư, tôi cho rằng Sở Giáo dục và Đào tạo cần đưa ra thông báo sớm về phương án thi vào lớp 10 để các nhà trường, học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất", chị Hạnh bày tỏ, hy vọng con trai có thể thuận lợi trúng tuyển vào trường THPT Nhân Chính, ngôi trường top đầu quận Thanh Xuân.

Thông thường, môn thi thứ tư được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố vào cuối tháng 3, khoảng 3-4 tháng trước khi kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập diễn ra. Hiện, Sở đang xây dựng kế hoạch cho kỳ thi này.

Thanh Hằng - Dương Tâm


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?