Danh sách bài viết

Học sinh tham quan trực tuyến trong đại dịch

Cập nhật: 25/10/2023

Giữa tháng 10, học sinh tại trường THCS Nagaizumikita, tỉnh Shizuoka, có cơ hội "du lịch ảo" đến thành phố Kyoto và Nara. Trước đó, nhà trường dự kiến tổ chức tham quan hai điểm đến này vào tháng 5 nhưng phải huỷ bỏ.

Qua phần mềm họp trực tuyến Zoom, học sinh tham quan đền Yakushiji, nơi được xếp hạng di sản thế giới, tại thành phố Nara. Hành trình tham quan ngôi đền 1.300 tuổi do một nhà sư hướng dẫn. Sau khi ngắm nhìn ngôi đền, học sinh lắng nghe sư thầy thuyết giảng về giáo lý nhà Phật cùng những bài học về nhận thức, thái độ sống tích cực trong giai đoạn khó khăn.

Học sinh tiếp tục "di chuyển" từ Nara đến thành phố Kyoto để tham gia hoạt động làm bánh truyền thống Nerikiri. Các em ngồi thành nhóm nhỏ trong hội trường của trường, theo dõi một thợ làm bánh sống ở Kyoto hướng dẫn qua phần mềm Zoom. Ngoài ra, học sinh tham gia cuộc thi đố vui trực tuyến về mức độ hiểu biết thành phố Kyoto cùng các diễn viên hài. Chương trình tham quan ảo kéo dài khoảng bốn giờ.

Manabu Watanabe, Hiệu phó trường Nagaizumikita khẳng định các chuyến đi ảo không thể thay thế tham quan trực tiếp, nhưng nó mang lại trải nghiệm mới trong đại dịch. "Chúng tôi muốn tạo cơ hội để học trò lưu giữ kỷ niệm những năm cuối cấp. Các em chia sẻ rằng rất thích hoạt động này. Dù khác với tham quan ngoại khóa, du lịch ảo khơi gợi cảm xúc về những chuyến đi", ông Watanabe nói.

Chương trình tham quan ảo là sáng kiến của công ty du lịch Kinki Nippon Metropolitan, được tổ chức từ cuối tháng 9. Dự kiến, công ty tiếp tục cung cấp dịch vụ này trong trường học đến cuối năm 2022. "Trước tình hình hiện nay, người dân ngại phải đi du lịch đông người. Chương trình của chúng tôi giúp học sinh không bỏ lỡ hoạt động đáng nhớ trong năm học", đại diện công ty nói.

Học sinh tham quan qua phần mềm Zoom trong hội trường trường trường THCS Nagaizumikita. Ảnh: Nagaizumikita/VIA Kyodo

Học sinh tham quan qua phần mềm Zoom trong hội trường trường trường THCS Nagaizumikita. Ảnh: Nagaizumikita/VIA Kyodo

Tại Nhật Bản, các chuyến tham quan là cơ hội giúp học sinh tích luỹ kiến thức ngoài sách vở. Trước chuyến đi, các em phải nghiên cứu, tìm tòi về lịch sử, văn hóa hoặc các hoạt động nổi tiếng tại điểm đến. Quá trình tham quan, các em sẽ tự trải nghiệm và rút ra bài học cá nhân. Đây là hoạt động phổ biến rất được yêu thích trong năm học.

Trường phổ thông các cấp thường tổ chức tham quan thủ đô Tokyo, thành phố Hokkaido, Okinawa hay các trung tâm lịch sử và văn hóa như Kyoto, Nara. Hiroshima và Nagasaki, hai thành phố chịu ảnh hưởng từ vụ đánh bom nguyên tử vào cuối Thế chiến thứ hai cũng là điểm tham quan được nhiều trường chọn lựa.

Không lựa chọn đi ảo, nhiều trường tổ chức tham quan trực tiếp vào tháng 10-11 khi tốc độ lây nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản chậm lại. Theo tổ chức du lịch phi chính phủ Japan School Trip Bureau, tham quan trong mùa dịch có nhiều điểm khác biệt so với thông thường. Thay vì chọn điểm xa, phải di chuyển liên tục, các trường tổ chức tham quan tại địa phương. Lịch trình được rút ngắn, hạn chế dùng phương tiện công cộng nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Kế hoạch này được truyền cảm hứng từ Bộ trưởng Giáo dục Koichi Hagiuda. Trong cuộc họp báo ngày 2/10, Bộ trưởng Hagiuda bày tỏ hy vọng các trường mở lại hoạt động tham quan thông qua các biện pháp chống dịch an toàn. Đây là một phần trong chương trình "Go to Travel" (Đi du lịch) trị giá 1,7 tỷ yên do Chính phủ Nhật Bản phát động nhằm kích cầu du lịch nội địa. Chương trình khởi động từ ngày 22/7 đến tháng 3/2021 hoặc tiếp tục đến khi hết ngân sách.

Tuy nhiên, kế hoạch tham quan vấp phải phản hồi trái chiều từ phụ huynh. Nhiều người lo lắng con có thể nhiễm Covid-19 khi thực hiện các chuyến đi chơi trong giai đoạn hiện nay. Mối quan tâm càng rõ nét hơn tại các khu vực dân số già.

Hồng Khánh (Theo Japan Times)


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?